Tìm kiếm [x]

Vảy nến móng tay điều trị sao cho đúng

Vảy nến móng tay là một thể của bệnh vảy nến, bệnh vảy nến không chỉ biểu hiện trên da mà còn biểu hiện trên móng tay và biến chứng vảy nến khớp. Khi vảy nến biểu hiện trên móng tay nó sẽ phá hủy móng, khiến bệnh nhân đau đớn khó chịu..

vảy nến móng tay

biểu hiện bệnh vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay điều trị sao cho đúng

  • Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến trên thế giới và ở nước ta. Theo thống kê trên thế giới có 2-5 % dân số mắc bệnh vảy nến. Tại Việt Nam thì tỷ lệ bệnh nhân mắc vảy nến cũng ngày càng gia tăng.
  • Vảy nến được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, nguyên nhân gây bệnh vảy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính tế bào thượng bì mà thành. Các yếu tố kích thích phát bệnh như căng thẳng, môi trường, uống thuốc không đúng cách,… Vảy nến có các thể như: vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, vảy nến thể khớp,…trong đó vảy nến móng chân, tay là một dạng thường gặp của bệnh vảy nến.

Có thể bạn quan tâm:

Cách chữa bệnh vảy nến ở móng 

Biểu hiện bệnh vảy nến móng tay

Có tới 78% bệnh nhân có triệu chứng bệnh vảy nến móng tay đó là: móng lõm bất thường, có mảng mày hồng trên móng, bị bong móng với đường viền đỏ ở móng tay, móng chân, móng ngả màu vàng đục, bề mặt móng xuất hiện các chấm lỗ rỗ, móng dày, giòn, mủng dễ gãy và rụng cả móng.

Vảy nến móng tay điều trị sao cho đúng

vảy nến móng tay

chữa vảy nến móng tay

Thuốc chữa bệnh vảy nến bao gồm rất nhiều loại, song chưa có loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến nên khiến bệnh nhân có tâm lý chán nản, bi quan trong điều trị. Không những vậy nhiều loại thuốc còn gây tác dung phụ nếu bệnh nhân dùng trong thời gian dài và không đúng cách. Vì thế, khi sử dụng thuốc chữa vảy nến  bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự mua thuốc về điều trị có thể khiến bệnh trầm trọng hơn việc điều trị khi đó sẽ phức tạp hơn. Để điều trị vảy nến trên móng tay thường sử dụng các loại thuốc sau:

  • Điều trị tại chỗ: sử dụng các loại thuốc bạt sừng như acid salicylic, AHA, ure, hắc ín, dẫn xuất của retinoid, dầu cade… Thuốc bôi có chứa corticoid có thể làm giảm nhanh hiện tượng ngứa, đỏ, nhưng nếu ngừng thuốc thì bệnh dễ tái phát và có phần trầm trọng hơn vì thế bệnh nhân cũng nên hạn chế dùng.
  • Vì bệnh vảy nến này có thể gây thương tổn móng khiến chúng bị sần sùi, lỗ rỗ và xung quanh có mủ…vì thế bạn có thể dùng thuốc bong vảy và thuốc chống viêm tiêu mủ. Đối với, bệnh vảy nến móng chân bạn nên dùng dibrosalic và băng kín móng lại sau khi bôi để móng giảm độ dày.


  • Bị vảy nến móng bạn nên dùng một số loại thuốc toàn thân như biotin, bepanthen để kích thích móng phát triển và cải thiện móng.
  • Khi bạn bị bệnh lý này thì tỉ lệ bệnh nhân có thể phục hồi móng như ban đầu rất thấp. Vì thế khi điều trị bệnh vảy nến móng chủ yếu là cải thiện các triệu chứng, làm cho bệnh không nặng hơn, giảm sự khó chịu cho bệnh nhân. Vì thế, đối với bệnh nhân vảy nến, nhất là các thể rộng và nặng như vảy nến toàn thân, vảy nến thể mủ,…thì bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với bệnh.
  • Khi điều trị bệnh vảy nến móng tay hay bất kì thể nào cần tránh sự lo lắng bi quan căng thẳng vì nó có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Khi tắm rửa bệnh nhân tránh càh xát mạnh lên vết thương. Không nên tự ý dùng thuốc để đề phòng viêm da, kích ứng vì các loại thuốc như mỡ salicylic, crisofamic, gudron… nếu bôi quá liều có thể gây nhiễm độc.

Để có phương thức chữa bệnh vảy nến đúng và kịp thời nhất, chúng tôi khuyên bạn nên tới các bệnh viện, phòng khám chữa bệnh da liễu để biết rõ tình trạng bệnh và chữa trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ tránh bệnh nặng hơn và khó điều trị.

Mọi thắc mắc cần được giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được hỗ trợ tốt nhất.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC