Nấm lang ben có thể xảy ra với bất kì ai, tạo thành những vùng da thay đổi sắc tố rất mất thẩm mỹ. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận diện chính xác căn bệnh này. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Tại sao bị nấm lang ben ?
Sự xâm nhập của nấm Pityrosporum ovale trên da chính là lí do hình thành bệnh nấm lang ben. Đặc biệt nếu việc vệ sinh cơ thể thiếu sạch sẽ, mồ hôi ra nhiều nhưng không được làm khô… thì bệnh sẽ càng có điều kiện bùng phát mạnh mẽ.
Ngoài ra, độ ẩm cao, khí hậu nhiệt đới ấm ẩm cũng là cơ hội để vi nấm dễ sinh sôi, phát triển và hình thành lang ben. Người suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy giảm hoặc bị tổn thương ở da cũng dễ bị nhiễm loại nấm này.
Triệu chứng xác định bệnh nấm lang ben
Vùng khu trú của nấm lang ben chủ yếu ở ngực, lưng, cánh tay, mặt… Thương tổn thường là các dát trắng, hồng, nâu hoặc thẫm màu với hình bầu dục có đường kính khoảng vài mm hoặc lớn hơn, vằn vèo như hình bản đồ. Quan sát kĩ thương tổn sẽ thấy có giới hạn rõ với vùng da bình thương, hơi gờ cao trên mặt da, bong ít vảy cám, ngứa hoặc không ngứa nhưng khi đổ nhiều mồ hôi hoặc ra ngoài nắng sẽ thấy ngứa dữ dội.
Cần phân biệt nấm lang ben với bạch biến
Nhiều người dễ nhầm lang ben với bạch biến vì hai căn bệnh này đều có màu trắng khác thường trên da. Một số người không có kinh nghiệm tự chẩn đoán nhầm bạch biến thành lang ben và mua thuốc điều trị sai nên không khỏi bệnh.
Bạch biến là bệnh về sắc tố da, không lây lan, không ngứa như lang ben. Căn bệnh này khiến sắc tố da bị mất đi rất nhanh. Trái lại, lang ben là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh, gây ngứa, mọc thành đốm lan rộng trên da. Thương tổn của bệnh lang ben là các đốm tròn hay bầu dục trên da, có các vảy nhỏ, đốm liên kết với nhau thành những mảng lớn.
Nấm lang ben có thể tồn tại trên da trong một thời gian dài, điều trị khó khăn và dễ tái phát. Để phân biệt được đâu là lang ben đâu là bạch biến người bệnh nên lưu ý lang ben có vảy mịn trên chỗ tổn thương nhưng bạch biến thì không. Lang ben gây ngứa nhưng bạch biến không ngứa. Khi mới bị bệnh thì lang ben chỉ có vài đốm nấm sau đó nó lan rộng dần. Bạch biến chỉ mất sắc tố nhanh chứ không lan rộng ra.
Biện pháp điều trị lang ben
Người bênh bị lang ben thường được sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ như ASA, Antimycose, BSI… hoặc kem thoa Nizoral trong 3 tuần. Ngoài ra cũng có thể kết hợp với các loại thuốc uống như Sporal (Itraconazole) viên 100mg, Nizoral (Ketoconazol) viên 200mg nếu bị bệnh nấm lang ben toàn thân.
Mặc dù các loại thuốc này có bán rất nhiều trên thị trường nhưng không phải người bệnh nào cũng phù hợp với mọi loại thuốc và có thuốc gây tác dụng phụ khi điều trị nên sử dụng các loại thuốc này cần có sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Thường thì đối với thuốc bôi, sau vài lần sử dụng, các vảy do lang ben sẽ dần biến mất và da dần khôi phục lại màu sắc ban đầu. Tuy nhiên, để khôi phục được trạng thái da như ban đầu và ngăn chặn được tình trạng tái phát bệnh cần phải kiên trì điều trị một thời gian dài, không phải có tróc vảy là khỏi ngay, da cần có thời gian để hồi phục sắc tố.
Điều trị nấm lang ben không hề khó khăn nếu được tiến hành ngay từ đầu. Đây cũng là việc làm giúp người bệnh tránh được tình trạng bệnh phát triển ra nhiều vùng da khác trên cơ thể. Vì thế khi có dấu hiệu bệnh bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám da liễu Đông Phương, liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng chuyên gia của chúng tôi để được hướng dẫn cách xử trí hiệu quả.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương