Điều trị bệnh bạch biến như thế nào? khi bạch biến là hiếm chỉ khoảng 1-2% dân số mắc bệnh, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và cả 2 giới tuy nhiên hay gặp nhất là ở độ tuổi thanh niên. Đây không phải là bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ. Để trả lại sự tụ tin cho bệnh nhân điều trị bạch biến là biện pháp vô cùng cần thiết.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách điều trị bệnh bạch biến bằng phá cổ chỉ hiệu quả hiếm có
- Đã tìm ra cách trị bạch biến tại nhà đơn giản nhất
- Triệu chứng bệnh bạch biến điển hình nhất
Bệnh bạch biến là gì?
Bạch biến là gì? Bạch biến là bệnh gây nên do một số tế bào sắc tố trong da bị hư tổn làm cho da bị mất sắc tố melamin, khiến da biến thành màu trắng hay nổi những đốm trắng. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng trên da mà vùng lông, tóc cũng bị ảnh hưởng. Bạch biến khác với bệnh bạch tạng, bạch tạnglà bệnh giảm sắc tố di truyền, tính lặn với biểu hiện sắc tố giảm đồng đều cả trên da tóc, võng mạc.
Các tổn thương do bạch biến thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, cơ quan sinh dục ngoài, niêm mạc, mặt duỗi bàn chân bàn tay. Bệnh có thể xuất hiện ở một vài vùng da trên cơ thể hoặc lan tỏa rộng, nhiều hơn thậm chí có thể chiếm tới 80% diện tích cơ thể. Vì tại một số khu vực da của bệnh nhân bị bạch biến đã bị mất sắc tố melalin nên rất dễ bị bỏng nắng, do đó bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư da rất cao. Nếu bị bệnh bạch biến bệnh nhân thường gặp một số bất thường ở mắt nhất là viêm mống mắt.
Bệnh bạch biến có thể gặp ở mọi người không phân biệt giới tính, tuổi tác hay chủng tộc. Nguyên nhân gây bệnh bạch biến có thể là do yếu tố tự miễn, di truyền hay thần kinh gây nên. Một số điều kiện khác gây khởi phát bệnh bạch biến là do stress, tiếp xúc với hóa chất (phenol, thiol), chấn thương, bệnh tự miễn( rụng tóc từng mảng, thiếu máu ác tính, tiểu đường type I, viêm gan tự miễn,….)
Mặc dù đây là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm gì cho người bệnh nhưng bệnh gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều bệnh nhân mặc cảm, đau khổ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của họ. Do đó việc điều trị bệnh bạch biến cho bệnh nhân là việc rất cần thiết.
Điều trị bệnh bạch biến hiệu quả nhất tại phòng khám đa khoa Đông Phương
Hiện nay, tại phòng khám đa khoa Đông phương chúng tôi đang áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh bạch biến như: sử dụng thuốc, biện pháp quang trị liệu, biện pháp quang hóa trị liệu, phương pháp phẫu thuật, laser, liệu pháp chống oxy hóa, liệu pháp làm mất sắc tố da.
Xác định mức độ bệnh bạch biến
Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh bạch biến các bác sĩ sẽ tiến hành xác định mức độ bị bạch biến của bệnh nhân sẽ xảy ra 2 trường hợp :
Nếu bệnh nhân bị bạch biến nhỏ hơn 20% diện tích da trên cơ thể thì sẽ áp dụng cách trị bạch biến bằng thuốc Corticosteroids và Calcipotriol bôi tại chỗ, phương pháp điều hòa miễn dịch hay phối hợp các loại thuốc nếu không đáp ứng điều trị thì sẽ chuyển sang phương pháp quang trị liệu. Khi đó vẫn không hiệu quả sẽ áp dụng tiếp phương pháp ghép da hay cấy tế bào hắc tố.
Nếu bệnh nhân bị bạch biến lớn hơn 20% diện tích cơ thể các bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị bệnh bạch biến bằng quang liệu pháp NB-UVB, PUVA hay PUVASOL. Bệnh nhân không đáp ứng điều trị và diện tích da bị bệnh lớn hơn 50% thì sẽ áp dụng biện pháp khử sắc tố da.
Các phương pháp điều trị bệnh bạch biến
Cách điều trị bệnh bạch biến bằng thuốc
Thuốc bôi tại chỗ bao gồm:
Thuốc Corticosteroids bôi tại chỗ: thuốc này có tác dụng chống viêm da, ức chế miễn dịch. Trong cách trị bệnh bạch biến bằng corticoid thì thuốc có khả năng làm giảm hiện tượng gây độc tế bào sắc tố được tạo ra bởi các kháng thể của cơ thể.
Thuốc có áp dụng đối với các tổn thương khu trú , bạch biến ở trên mặt, cổ, chân tay và các tổn thương có kích thước nhỏ ở trẻ em. 1-2 tháng đầu điều trị nên dùng corticosteroids tác dụng mạnh như clobetasol probiolate, sau đó giảm dần điều trị bằng corticosteroids yếu hơn. Đối với trẻ em và chấn thương lớn hơn nên dùng corticosteroids tác dụng trung bình. Sau 3 tháng sử dụng cách trị bạch biến này mà không đáp ứng điều trị thì ngừng bôi thuốc.
Lưu ý khi điều trị bạch biến bằng thuốc cần tránh khu vực quanh mắt vì có thể làm tăng nhãn áp.
Uư điểm của biện pháp này là dễ sử dụng, giá rẻ phù hợp khi bị bạch biến diện tích nhỏ. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là có thể gây teo da, dãn mạch, rạn da. Do đó cần được theo dõi khi sử dụng thuốc chữa bệnh bạch biến
Thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ
Thuốc Tacrolimus ointment 0.03 – 0.1 % hoặc Pimercrolimus 1%, bôi 1 ngày 2 lần nhất là ở mặt và cổ. Thuốc có tác dụng ức chế sản xuất cytokine tại tổn thương bạch biến , làm tăng sự hình thành các tế bào sắc tố, tế bào nguyên tố , yếu tố tế bào gốc. Ở phòng khám đa khoa Đông phương các bác sĩ khi sử dụng thuốc này phối hợp với UVB hay Laser excimer (308nm) để tăng hiệu quả điều trị.
Thuốc không gây teo da, dãn mạch và an toàn với trẻ em hơn so với corticosteroids
Thuốc Calcipotriol tại chỗ
Thuốc Calcipotriol 0.005 % phối hợp với corticosteroid tại chỗ cho cả người lớn và trẻ em để tái tạo sắc tố nhanh hơn và ổn định hơn. Đây là cách điều trị bệnh bạch biến thường được sử dụng
Thuốc corticosteroid toàn thân prednisonole liều 0.3-0.5mg/kg/ngày cũng cho hiệu quả điều trị cao. Tại phòng khám các bác sĩ sử dụng một số loại thuốc khác như betamethasone và dexamethasone hiệu quả lên tới 70%.
Một số loại thuốc chữa bệnh bạch biến khác
Thuốc prostaglandin E (PGE) có vai trò trong hình thành các tế bào sắc tố do tia cực tím gây ra. Vì thế các bác sĩ thường sử dụng thuốc này dối với bệnh nhân bị bạch biến dưới 5% cơ thể.
Thuốc 5-Fluorouracil dùng tại chỗ sau khi điều trị các phương pháp khác như mài da, laser YAG cũng rất hiệu quả.
Thuốc Pseudocatalase dùng phối hợp với NB-UVB: vì da bệnh nhân bị bệnh bạch biến có rất ít catalase đây là một enzyme giúp da bớt tổn hại. Điều trị bệnh bạch biến bằng thuốc Pseudocatalase kết hợp với tia UVB dải sóng hẹp để tăng tái tạo sắc tố da và ngăn chặn bệnh tiến triển.
Điều trị bệnh bạch biến bằng quang trị liệu
Đối với các trường hợp bị bạch biến lớn hơn 10-20% diện tích da thì các bác sĩ phòng khám Đông phương chúng tôi sẽ sử dụng tia cực tím UV. Tia cực tím có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào lympho T điều hòa, kích thích tế bào sắc tố sản xuất các hạt sắc tố di chuyển tới tế bào da. Đối với da bị vảy nến nặng bệnh nhân cũng được bác sĩ chỉ định điều trị bằng biện pháp trên
UVB dải sóng hẹp (311nm) có khả năng hạn chế tế bào sắc tố bị tiêu diệt và làm tăng tế bào sắc tố . Điều trị bệnh bạch biến bằng phương pháp này 53% trẻ hồi phục > 3 /4 sắc tố da sau 6 tháng điều trị, 6% hồi phục hoàn toàn. Biện pháp này áp dụng với các tổn thương tại thân, mặt, gốc chi có hiệu quả hơn so với đầu chi.
Chống chỉ định cách điều trị bệnh bạch biến bằng quang trị liệu với các bệnh nhân mắc các bệnh nhạy cảm với ánh sáng như: lupus ban đỏ hệ thống, khô da nhiễm sắc,… hoặc những dùng thuốc mẫn cảm với ánh sáng.
Cách trị bạch biến bằng quang hóa trị liệu (PUVA)
PUVA có khả năng kích hoạt tyrosinase đây là 1 enzyme có chức năng tổng hợp melanin. PUVA tại chỗ áp dụng khi bệnh nhân bị bạch biến dưới 20% diện tích da. Psovalen phối hợp với tia UVA ( 320-400nm) có thể sử dụng psoralen để bôi tại chỗ, hay uống.
Khi uống psoralen 0.2-0.4mg/kg uống trước khi chiếu UVA 11-2J/cm2 khoảng 1-1.5 tiếng. Các vùng khác trên cơ thể phải che bằng vải chống nắng khi chiếu tia này. Biện pháp này chống chỉ định với trẻ dưới 12 tuổi.
Nếu bôi thuốc thì có thể dùng loại 8-methoxy-prasoralen 0.01 – 0.1 % bôi trước khi chiếu tia UVA với liều 0.1-0.25J/cm2 lkhaongr 10-15 phút, thực hiện một tuần 3 lần.
Có thể tận dụng ánh sáng mặt trời để điều trị bệnh bạch biến , trước khi phơi nắng 2-4h sử dụng thuốc Trimethyl-psoralen 0.3mg/kg. Bệnh nhân phơi nắng trong 10-15 phút, sau đó tăng thêm 5 phút đến khi da đỏ nhẹ thì thôi. Tuy nhiên khi phơi nên tránh buổi trưa nắng có cường độ mạnh.
Phenylalamine giúp kích thích tế bào sắc tố di chuyển. Bệnh nhân sẽ dùng 50mg/kg uống 30 phút hoặc 1 h trước khi chiếu UVA liều 2-12 J/cm2. Nếu bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan thận, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Polypodium leucotomos có tác dụng điều hòa miễn dịch ức chế hoạt động của lympho Th2 và được dùng kết hợp với tia NB-UVB trong điều trị bệnh bạch biến.
Khellin dùng đường uống, uống 50-100mg/kg, 2h trước khi chiếu UVA 5-15J/cm2, tùy theo loại da của bệnh nhân. Khi Khellin được hoạt hóa bởi UVA sẽ kích thích tế bào sắc tố phát triển, sản xuất sắc tố.
Với cách trị bạch biến này 70-80% bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt, dưới 20% phục hồi được hoàn toàn sắc tố da.
>>> Bạn nên trị liệu bạch biến bằng phương pháp nào?
Điều trị bệnh bạch biến bằng biện pháp phẫu thuật
Đây là phương pháp cho hiệu quả cao, phương pháp này thực hiện bằng cách ghép da khỏe mạnh vào vùng da bị tổn thương. Các tế bào sắc tố ở vùng da ghép, qua quá trình phát triển sẽ có khả năng tái tạo sắc tố, chuyển tới vùng da bị mất sắc tố, làm phục hổi sắc tố da giống da bình thường. Biện pháp phẫu thuật tác động đến các tế bào tiết các cytokine viêm, kích thích tế bào sắc tố tích cực sản xuất và vận chuyển các tế bào da.
Phương pháp này áp dụng cho các tổn thương kích thước nhỏ, ở người lớn, tổn thương ổn định, không phát triển. Đối với phương pháp này cần làm nhiều lần, và không nên áp dụng cho ai bị sẹo lồi, hoặc có tiền sử bị tăng sắc tố sau viêm.
Một số phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng
Sử dụng tế bào thượng bì không qua nuôi cấy cũng là một cách điều trị bệnh bạch biến : tách ly cả keratinocyte và melanocyte từ thượng bì của người cho bằng Trypsin 0.25% rồi tiêm trực tiếp vào trong tổn thương bọng nước tạo ra áp nito lạnh tại khu vực da bị bạch biến. Sử dụng phương pháp này bệnh nhân sẽ không lo để lại sẹo.
- Ghép da mỏng : phương pháp này thực hiện bằng cách lấy da có độ dày khoảng 0.1-0.3mm, ghép trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Sau đó dùng băng gạc ép nhẹ trong 1 tuần. Phương pháp trị bạch biến này cũng có ưu điểm là không để lại sẹo xấu đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân
- Ghép da từng mảnh nhỏ: đây là biện pháp đơn giản và rất hay được sử dụng. Với phương pháp này các bác sĩ phòng khám đông phương chúng tôi dùng punch biospy lấy từng mảnh có kích thước nhỏ khoảng 1-1.5mm, ghép vào các lỗ da tương ứng cách nhau 3-4mm, trên vùng da bị mất sắc tố. Sau đó băng cố định tại vùng da ghép trong 1 tuần. Khi lành, tế bào sắc tố da phát triển lan ra khu vực da xung quanh. Cần làm thử bằng cách ghép một mảnh nhỏ trước, nếu thấy sắc tố lan ra vùng lân cận thì mới làm đồng loạt.
- Ghép da thượng bì: sử dụng dụng cụ lực âm để lấy da ghép, loại bỏ vùng da tổn thương bằng bào da, laser CO2 siêu xung hoặc nito lỏng. Tiếp theo ghép da lên và phủ bằng tấm film acetate trong thời gian 5 ngày thay vì sử dụng băng ép.
Các phương pháp điều trị bệnh bạch biến khác
Sử dụng laser: laser Helium-neon năng lượng thấp, có bước sóng 632.8nm có tác dụng tăng kích thích tế bào da và tế bào sợi sản xuất bFGF và tăng biệt hóa nguyên bào sắc tố. Laser excimer bước sóng 308 nm đã điều trị cho nhiều bệnh nhân bị bạch biến khu trú thời gian phục hồi rất nhanh.
Liệu pháp chống oxy hóa sử dụng alpha-lipoic acid, vitamin C, E và polyunsaturated fatty acids kết hợp tia NB-UVB cũng điều trị bạch biến hiệu quả.
Làm mất sắc tố: đối với bệnh nhân bị bạch biến toàn thân thường được chỉ định biện pháp tẩy sắc tố ở vùng da bình thường tạo ra tình trạng đồng màu trên toàn thân. Với phương pháp này bệnh nhân sẽ bôi thuốc chữa bệnh bạch biến Hydroquinoe chứa monobenzyl ethe 20% bôi ngày 2 lần trong 6-12 tháng. Trẻ em không áp dụng biện pháp này.
Mỹ phẩm: dùng để che phủ vùng da bị bạch biến đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Ở trên các bác sĩ phòng khám đa khoa đông phương chia sẻ với bạn đọc các phương pháp điều trị bệnh bạch biến hiệu quả nhất hiện nay. Đến với Đông phương bạn sẽ cảm nhận được sự tận tâm, chuyên nghiệp của đội ngũ y bác sĩ. Đây cũng là địa chỉ chữa da liễu uy tín tại Hà Nội đã được rất nhiều bệnh nhân đến khám chữa và vô cùng hài lòng về chất lượng dịch vụ.
Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần được giải đáp. Các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!