Tìm kiếm [x]

Dấu hiệu bệnh lang ben và cách nhận biết

Dấu hiệu bệnh lang ben cần được nhận biết chính xác để đưa ra phác đồ điều trị đúng hướng vì có không ít người nhầm lẫn căn bệnh này với bệnh bạch biến. Hãy cùng chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương tìm hiểu về những dấu hiệu này qua bài viết sau đây.

Có thể bạn quan tâm:

Dấu hiệu bệnh lang ben cụ thể như thế nào ?

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi nấm gây lang ben sẽ sống hoại sinh trên da người. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như đổ mồ hôi nhiều, tăng cortisone máu, xoa kem có chất béo trên da… chúng sẽ nhanh chóng phát triển và gây lang ben. Biểu hiện đặc trưng của lang ben là những vết đốm hay một mảng màu trắng xuất hiện trên da ở vị trí nửa trên của cơ thể.

Gửi hình ảnh bệnh >>> Chẩn đoán online miễn phí

Do vi nấm ngăn cản sự hấp thu tia cực tím trong ánh sáng mặt trời nên càng ra nắng thì phần da lành của người bệnh càng bị sẫm màu, tổn thương càng nổi rõ. Những vùng không phơi ra ánh sáng thì xuất hiện những đốm hay mảng màu hồng, màu nâu, màu cà phê sữa, màu đất, có ranh giớ rõ ràng với vùng da lành, bề mặt của sang thương có vảy mịn, cạo ra như phấn.

Dấu hiệu bệnh lang ben là gì ?

Ngoài những đốm màu trắng xuất hiện trên da, người bệnh lang ben còn triệu chứng ngứa ít hoặc không ngứa. Nếu người bệnh ra ngoài nắng hoặc đổ mồ hôi nhiều thì sẽ gây ra cảm giác ngứa

Thường thì dấu hiệu bệnh lang ben điển hình là sự xuất hiện của các vùng da giảm sắc tố (vùng da bị lang ben thường trắng hơn so với da bình thường), một số trường hợp tăng sắc tố (da sậm hơn so với bình thường) hoặc có màu cà phê sữa, màu hồng. Trên bề mặt của vùng da bị lang ben sẽ có vảy mịn giống như vảy phấn, thương tổn có hình bầu hục hoặc hình tròn với kích thước từ nhỏ li ti đến vài centimet. Chúng thường kết hợp lại thành đám lớn hơn, phần rìa ngoài ngoằn ngoèo giống như bản đồ.

Thương tổn của lang ben thường khu trú ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, vùng da được che kín như: mạn sườn, giữa ngực, mặt trong cánh tay, vùng mặt (trước tai, hàm dưới), vùng giữa lưng, đùi, bụng…

Một biểu hiện bệnh lang ben cũng cần được chú ý nữa là thương tổn chỉ xuất hiện trên bề mặt da, không ngứa hoặc ngứa ít, người bệnh có cảm giác châm chích nếu mồ hôi ra nhiều hoặc nóng nực.

Thương tổn do bệnh lang ben chỉ gây mất thẩm mỹ nên bệnh nhân thường không chữa sớm nên khiến bệnh dễ lan rộng, khó điều trị về sau và dễ lây cho người khác. Bệnh rất hay tái phát nếu không biết cách phòng ngừa và điều trị đúng.



Làm gì khi nhận thấy triệu chứng bệnh lang ben ?

Lang ben không nguy hiểm nhưng nó khiến người bệnh khó chịu và giảm thẩm mỹ, dễ lây lan nên nếu muốn điều trị dứt điểm căn bệnh này thì khi nhận thấy triệu chứng bệnh lang ben nên sớm gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác. Do các biểu hiện bệnh thường không rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện, đến khi những vùng da nhạt màu loang rộng ra nhiều vị trí trên cơ thể người bệnh mới đi khám và điều trị.

Để chẩn đoán lang ben bác sĩ thường thông qua thăm khám lâm sàng. Một số trường hợp để chính xác hơn vẫn phải làm thêm một số xét nghiệm tìm vi nấm như xét nghiệm nước tiểu, máu, cấy mô… Bằng cách chiếu đèn Wood lên da nếu nhận thấy chỗ da bị tổn thương phát huỳnh quang màu vàng xanh lá cây nhạt thì đó chính là sự tồn tại của lang ben. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xét nghiệm trực tiếp bằng cách soi trực tiếp vảy da trong dung dịch KOH 20% hay xanh methylene để thấy tế bào nấm men.

Ngoài ra dấu hiệu vỏ bào của bệnh còn nhận thấy khi thực hiện cạo vỏ bằng ngón tay thấy da bong vảy để lại lớp thượng bì bên dưới bình thường. Phương pháp cấy nấm thường ít khi được sử dụng đối với căn bệnh này.

Thông qua thăm khám và các kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ chẩn đoán, đánh giá được mức độ thương tổn từ đó có phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân. Việc điều trị có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp cả 2 loại thuốc này nhưng người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định do bác sĩ đưa ra.

Các loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng nhằm kìm hãm sự gia tăng các triệu chứng bệnh, tránh lây lan sang các vùng da xung quanh. Loại thuốc này có thể được bào chế dạng tuýp, nước, kem, thuốc ủ, xịt… Những trường hợp bệnh nặng, lan ra nhiều vùng trên cơ thể nên kết hợp điều trị đồng thời cả thuốc uống và thuốc bôi.

Dấu hiệu bệnh lang ben trên đây nếu bạn chưa thể xác định chính xác được hãy đến gặp bác sĩ của Phòng khám Đông Phương hoặc liên hệ hotline 0972.666.497 để được chẩn đoán cụ thể.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC