Tìm kiếm [x]

Á vảy nến là bệnh xảy ra ở bất kì ai

Á vảy nến là thuật ngữ vẫn còn xa lạ với nhiều người. Lâu nay, người ta thường nghe nhiều, nhắc nhiều đến bệnh vảy nến, bệnh viêm da dầu hay bạch biến còn kiến thức về bệnh á vảy nến còn rất ít người biết. Á vảy nến bao gồm một số mà về lâm sàng khá giống bệnh vảy nến, tuy nhiên về căn nguyên và cơ chế sinh bệnh và thương tổn khác hòa toàn bệnh vảy nến.

Có thể bạn quan tâm:

á vảy nến

bệnh á vảy nến thể mảng

Á vảy nến là bệnh xảy ra ở bất kì ai

Á vảy nến là bệnh xảy ra ở bất kì ai không phân biệt chủng tộc và vùng địa lý, nhưng người ở độ tuổi trung niên có tỉ lệ mắc cao hơn. Đây là bệnh mãn tính, có diễn tiến dai dẳng, căn nguyên gây bệnh còn chưa rõ ràng. Bệnh á vảy nến bao gồm 3 thể lâm sàng là:

  • á vảy nến thể giọt
  • á vảy nến thể mảng
  • á vảy nến dạng liken

Bệnh á vảy nến thể giọt tiến triển lành tính, còn á vảy nến thể mảng có thể tiến triển thành u sùi dạng nấm- đây là bệnh cận ác tính. Đối với căn bệnh này chỉ có điều trị triệu chứng chưa có điều trị đặc hiệu.

>>> Gửi hình ảnh về bệnh để được chẩn đoán online miễn phí

Các thể á vảy nến thường gặp

Á vảy nến thể giọt

Á vảy nến thể giọt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên nam giới là những người có khả năng mắc nhiều hơn. Cơ chế sinh bệnh chưa rõ ràng, theo các chuyên gia chữa bệnh da liễu đưa ra 2 giả thuyết: có thể là do nhiễm khuẩn hoặc do dị ứng.

Biểu hiện lâm sàng

Đối với mỗi thể bệnh lại có biểu hiện lâm sàng khác nhau:

Thể mạn tính

  • Vị trí tổn thương: có tính đối xứng, thương tổn thường gặp ở da đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân; niêm mạc thì không bị tổn thương
  • Các tổn thương chủ yếu là sẩn đỏ, với đường kính khoảng 2-5 mm, phân bố một cách rải rác riêng lẻ. Các vết sẩn xẹp đi và trở thành vết sẫm màu, trên có phủ lớp vảy da đặc biệt, khi bong vảy sẽ bong tróc hoàn toàn sau thời gian 2-3 tuần.
  • Thương tổn rất đa dạng, có thể tại cùng thời điểm bệnh nhân thất các sẩn xuất hiện lần lượt, đồng thời có cả sẩn đã xẹp đi thành đỏ vảy, các vết sẫm màu xuất hiện do vảy bong ra.
  • Bệnh phát thành nhiều đợt , có tính dai dẳng cũng có khi khỏi hẳn được.

Thể giọt cấp tính dạng đậu mùa

  • Biểu hiện bằng các triệu chứng như: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau khớp, có thể xuất hiện hạch ở một số vị trí trên cơ thể. Thương tổn cơ bản là nổi sẩn mủ, xuất huyết hay hoại tử da, có vảy tiết hoại tử, ở dưới vảy da có loét bẩn, bờ khúc khuỷu với đường kính khoảng 1cm, sau khi khỏi bệnh, vết thương sẽ để lại sẹo lõm và nhiễm sắc tố xung quanh. Một số trường hợp bị tổn thương niêm mạc sinh dục. Á vảy nến thể giọt dạng cấp tính hay gặp ở  đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Thông thường bệnh tiến triển từ 3-6 tháng nhưng cũng có khi dài hơn.

Chẩn đoán á vảy nến thể giọt cần phân biệt với bệnh giang mai II

  • Bệnh giang mai II có biền vảy Biett, có tổn thương niêm mạc cơ quan sinh dục, hậu môn
  • Vảy nến thể giọt có thể chẩn đoán dựa vào phương pháp cạo vảy Brocq và một số dấu hiệu khác.

Như vậy, triệu chứng á vảy nến khác hoàn toàn dấu hiệu bệnh vảy nến



Điều trị á vảy nến thể giọt

Thuốc điều trị toàn thân: có thể dùng corticoid với liều lượng trung bình; tắm nắng kết hợp với sử dụng vitamin C liều cao. Khi điều trị nếu có các ổ viêm trong cơ thể như viêm họng, viêm amidal cần loại bỏ. Đối với trường hợp này thì chỉ nên dùng kháng sinh nhóm cylin. Nếu dùng nhóm cylin bệnh vẫn không khỏi có thể sử dụng disulfone 100-200 mg/24h trong thời gian 2-3 tuần hoặc thuốc sốt rét tổng hợp.

Thuốc điều trị tại chỗ : thường là thuốc mỡ bôi corticoid và áp dụng trị liệu PUVA cũng đem lại hiệu quả cao.

Á vảy nến thể mảng

Thể này tương đôi hay gặp, chiếm tỉ lệ 0.02-0,01% bệnh nhân đến khám và chữa da liễu. Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30-50, rất hiếm gặp ở tuổi trước 20, trẻ em hãn hữu mới gặp một trường hợp. Bệnh này nam giới bị nhiều hơn nữ giới.

bệnh á vảy nến

điều trị á vảy nến

Biểu hiện lâm sàng

Á vảy nến thể mảng có 2 dạng: thể mảng nhỏ và á vảy nến mảng lớn, thương tổn của 2 thể đều là dát, không có triệu chứng hoặc chỉ ngứa nhẹ. Thương tổn có thể lan rộng ở thân và chi hay khu trú ở những vùng không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

  •  Thể ảng nhỏ: thương tổn điển hình là những mảng dát hình tròn hay oval, có đường kính nhỏ hơn 5 cm. Hồng ban được phủ 1 lớp vảy mịn bên trên. Một thể lâm sàng rất quan trọng của á vảy nến mảng nhỏ là “bệnh da hình ngón tay” biểu hiện là những dát kéo dài hình ngón tay phân bố đối xứng dọc 2 bên cung sườn, trục dọc của vết tổn thương có thể nhỏ hơn 10 cm.
  • Thể mảng lớn: thương tổn là các dát hồng ban hình tròn hay không đều, đường kính lớn hơn 5 cm. Thương tổn có kích thước ổn định và số lượng có thể tăng dần dần. Vị trí xuất hiện thương tổn chủ yếu ở thân và vùng nếp gấp. Thương tổn có màu nâu đỏ hoặc hồng, phủ bởi một lớp vảy nhỏ, ít. Bề mặt thương tổn có thể nhăn nheo tương tự “giấy gói điếu thuốc lá”. Có thể kèm hoặc không kèm theo hiện tượng: teo da, giãn mạch và tăng/giảm sắc tố . Á vảy nến dạng lưới là 1 thể rất hiếm gặp của á vảy nến mảng lớn, với các biểu hiện là những dát, sẩn tróc vảy sắp xếp theo dạng lưới hay dạng vằn.

Tiến triển bệnh: bệnh lành tính nhưng diễn tiến mãn tính, số lượng mảng tăng sau nhiều năm, một số biến mất, một số tồn tại vĩnh viễn. Mùa hè bệnh thuyên giảm do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời.



Thể loang lổ

Tổn thương không loang lổ từ đầu mà sau một thời gian mới loang lổ. Các mảng có hình ảnh lâm sàng viêm da loang lổ: teo da, giãn mao mạch lăn tăn, nhiễm sắc hình lưới. Bệnh thường gặp ở ở tuổi 20-60. Nam mắc nhiều hơn nữ.

Biểu hiện lâm sàng

Ban đầu có biểu hiện gần giống á vảy nến thể mảng nhỏ. Tổn thương là các mảng màu đỏ hay đỏ tím. Giai đoạn bệnh phát triển thì thương tổn là các mảng đỏ da nhiễm sắc, teo da, thỉ thoảng có vảy da, giãn mao mạch, đôi khi xuất hiện sẩn đỏ.

Chẩn đoán phân biệt với á sừng vảy nến do vi khuẩn ở thân, vảy phấn hồng Gibert, viêm da tiếp xúc.

Tiến triển bệnh: bệnh lành tính, kéo dài vĩnh viễn, hiếm khi tự khỏi. Một số trường hợp phát triển thàng u sùi dạng nấm

Điều trị á vảy nến thể mảng và thể loang lổ

Trị liệu bằng PUVA đây cũng là phương pháp điều trị vảy nến và điều trị bệnh bạch biến thường được sử dụng.

Dùng thuốc Retinoides (tigason) 0,8-1mg/kg/ngày, trong thời gian 3-4 tuần. Có thể sử dụng điều trị các đợt khác nhau tùy theo diễn biến bệnh

Điều trị tại chỗ dùng caryolysine(meschloresthamine, chlormesthine) hóa chất nitrogen, khi sử dụng không được để thuốc dính vào mắt. Dùng dung dịch 10mg thuốc đó pha với 50ml nước sạch lắc đều. Nhúng gạc vào nước vừa pha, lau nhẹ lên vết tổn thương, không cọ mạnh. Bôi thuốc cho bệnh nhân thì nên đeo gang tay, chỉ bôi một lớp mỏng ở các nếp gấp chi, 2-3 ngày bôi một lần. Vùng da bôi thuốc phải được lau khô, nếu bôi thừa thuốc thì phải bỏ.

Tác dụng phụ: thuốc gây khô da, sẫm màu da bôi thuốc, tác dụng phụ này có thể xuất hiện sau vài tuần dùng thuốc. Đây là dấu hiệu thuốc có tác dụng tốt. Nếu ngứa xuất hiện sau khi bôi thuốc 4-6h và nặng dần lên có thể dẫn đến viêm da cơ địa thì phải ngưng điều trị.

Muốn có phác đồ điều trị á vảy nến đạt được hiệu quả cần phải căn cứ trên căn nguyên gây bệnh và tính chất bệnh của từng người để điều trị cá nhân hóa phù hợp. Để làm được điều này cần có thăm khám của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý điều trị tại nhà dễ khiến bệnh diễn tiến phức tạp hơn gây khó khăn cho việc điều trị về sau.

Phòng khám Đông Phương hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên gia hùng hậu với trang thiết bị y tế hiện đại đã và đang trở thành địa chỉ y tế được đông đảo bệnh nhân lựa chọn điều trị. Khi cần được sự hỗ trợ về y tế, hãy liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào.





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC