Vảy nến da đầu là bệnh thường rất khó phát hiện do bị tóc che khuất nhiều người còn lầm tưởng mình có gàu nên không để ý từ đó bệnh trầm trọng, tổn thương lan rộng ra cả rìa chân tóc, xuống mặt và tay chân. Bệnh khiến bệnh nhân mặc cảm và khó hòa nhập với cộng đồng. Khi áp dụng các cách trị vảy nến da đầu đòi hỏi bệnh phải kiên trì vì đây là căn bệnh mạn tính, dai dẳng, thậm chí có một số trường hợp phải sống chung với căn bệnh này cả đời.
Có thể bạn quan tâm:
Vảy nến da đầu và cách trị vảy nến da đầu
Vảy nến da đầu là một dạng của bệnh vảy nến thông thường. Theo một điều tra của viện da liễu Trung ương , có tới 60% số bệnh nhân bị vảy nến phải điều trị nội trú là bị vảy nến da đầu. Bệnh có xu hướng phát triển mạnh vào mùa đông. Một điều cần lưu ý là khi điều trị vảy nến da đầu bệnh nhân phải kiên trì thì mới đạt kết quả tốt. Trong những năm gần đây tỉ lệ bệnh nhân tới điều trị vảy nến da đầu ngày càng tăng.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu
- Do viêm nhiễm: nhiễm nấm, vi trùng, siêu vi trừng trong môi trường .
- Thay đổi nhiệt độ và phóng xạ gây biến đổi tính chất và cấu tạo tế bào da
- Tác nhân kích thích do trạng thái sinh hoạt không bình thường: mất ngủ, thức đêm, lạm dụng cà phê, bia rượu.
Những yếu tố trên dẫn tới kích thích khiến não nhận sai thông tin, bình thường có yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể sẽ có hệ thống tế bào lympho bảo vệ nhưng đứng trước các tác nhân môi trường, stress, tế bào lympho nhận định sai, từ đó phản ứng sai, hủy hoại tế bào da, khiến các biểu bì sinh sản quá nhanh thông thường là 27 ngày giờ chỉ còn 3-4 ngày, lớp nọ chồng lên lớp kia ở bên trên còn dưới là lớp tấy đỏ do có phản ứng viêm.
Dấu hiệu nhận biết
Thông thường, khi da đầu bị vảy nến bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các đám dát mảng, nếu lật tóc hoặc nhìn bên ngoài các mảngp sẩn đỏ có kích thước đa dạng có thể là 0,5cm đến một vài cm, giới hạn rất rõ ràng, hơi gồ cao, trên nền da đầu cứng cộm, ở dọc mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Bên trên là lớp trắng khi cạo ra giống như gàu, màu trắng đục bóng giống màu nến trắng, vảy trắng này xếp thành nhiều lớp, dễ bong, có thể rơi từng mảng trên vai áo hoặc xuống mặt giống như gàu. Vảy tái tạo rất nhanh chóng, lớp này chưa kịp bong hết lớp các lại đùn lên, số lượng lớn, khiến các vảy này chồng khít lên nhau. Bệnh gây ngứa ngáy ở mỗi bệnh nhân với mức độ khác nhau, nếu trong giai đoạn bệnh vảy nến da đầu đang tiến triển thì ngứa ” điên đảo”. Bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ tâm lý bệnh nhân và có thể liên quan đến các bệnh lý quan trọng khác như: bệnh lý tim mạch, hội chứng chuyển hóa,…
Các mảng đỏ này khi chạm vào chảy nước xương có màu trắng trắng hồng hồng chứ không phải máu.
Thương tổn vảy nến da đầu thường có khuynh hướng lan rộng ra phía trước trán tạo thành hình giống móng ngựa. Nếu bị nặng, tổn thương lan khắp da đầu, các vảy da sẽ bao phủ toàn bộ da đầu. Tuy nhiên tóc vẫn mọc bình thường xuyên qua lớp vảy da.
Như đã nói trên các tổn thương vảy nến giống với vùng da nhẵn nhưng bởi vì da đầu là vũng da mỡ, có tóc, lại hở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích. Do đó, thương tổn trên da đầu dai dẳng hơn và khó chữa hơn.
Cách thức chẩn đoán vảy nến da đầu
Vảy nến da đầu thường rất dễ chẩn đoán khi xuất hiện các triệu chứng vảy nến da dầu điển hình hay các tổn thương vảy nến ở vị trí khác. Nếu da đầu bị vảy nến nhẹ, thương tổn mới xuất hiện mới khu trú trên da đầu, các tổn thương có giới hạn không rõ với vùng da lành thì rất khó chẩn đoán và dễ nhầm với bệnh nấm da, chàm da, cần phải làm sinh thiết thì mới có thể chẩn đoán.
Nghi ngờ bị vảy nến da đầu >>> gửi hình ảnh để được chẩn đoán online
Cách trị vảy nến da đầu
Điều trị vảy nến da dầu các bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc bôi ngoài da giúp bòng vảy, chống ngứa, làm mềm da và sử dụng thuốc ức chế điều hòa miễn dịch. Nếu bệnh nặng và ảnh hưởng đến các vùng da khác thì có thể dùng thuốc đường uống hoặc đường tiêm. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ như: xuất huyết tiêu hóa, dễ nhiễm khuẩn, suy thận, sưng phù…. Trị bệnh vảy nến da đầu bằng phương pháp quang hoá trị liệu cho hiệu quả rất tốt, nhưng nếu lạm dụng có thê gây nên ung thư da. Hiện nay, đa số các bệnh nhân sử dụng phác đồ điều trị vảy nến da đầu “trong uống, ngoài bôi”, sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để chữa bệnh vảy nến da đầu vì vừa điều hòa hệ miễn dịch cơ thể, vừa có thể tác động được lên vùng da bị bệnh. Bên cạnh đó bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bệnh thuyên giảm nhanh và kéo dài thời gian tái phát bệnh.
Do vùng da đầu tương đối nhạy cảm, nhiều tóc, lỗ chân tóc to, là vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Nên các loại thuốc trị vảy nến da đầu thường là dầu gội, bôi, xịt hoặc uống. Các chế phẩm bôi trên da đầu phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Ít gây kích thích da đầu; không gây nên bết tóc (dung dịch, gel, kem); không có màu, và không mùi hôi; không làm thay đổi màu da đầu hoặc màu tóc; không khiến cho da đầu dễ bị tổn thương bởi ánh sáng.
Cách điều trị bệnh vảy nến da đầu thường là một hoặc phối hợp những phương thức sau đây:
- Dùng các loại dầu gội tiêu sừng, diệt nấm, giảm viêm, ngứa. Khi sử dụng dầu gội nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Bôi thuốc giữ ẩm, làm mềm da (thuốc trị vảy nến da đầu có chứa axit salicylic dạng gel, ure, axit lactic hay phenol.) hoặc bạt sừng, ức chế sừng, giảm viêm(dẫn xuất vitamin D – Calcipotriol).
- Sử dụng công nghệ ánh sáng trị liệu, thuốc uống hoặc thuốc tiêm trực tiếp vào vùng da bị tổn thương(thuốc steroid). Phương thức này chỉ nên được thực hiện ở các phòng khám chuyên khám và chữa bệnh da liễu.
Các lưu ý khi sử dụng thuốc bôi chữa vảy nến da đầu
Nên dùng tăm bông để lấy thuốc bôi lên vùng da bị vảy nến da đầu
Thận trọng và tiết kiệm khi sử dụng thuốc vì thuốc có thể gây kích ứng da và rụng tóc tạm thời.
Nếu sử dụng kem dưỡng thì nên sử dụng cho cả chân tóc và da đầu
Dùng kem hay thuốc mỡ thì bôi trực tiếp lên da
Có thể sử dụng mũ tắm để nâng cao hiệu quả của thuốc nhưng không nên để quá lâu.
Trong trị bệnh vảy nến da đầu một số bệnh da liễu khác như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa việc làm thế nào để chấm dứt cơn ngứa là rất quan trọng. Để giảm ngứa khi điều trị vảy nến da đầu bạn có thể sử dụng thuốc giảm ngứa sau khi gội đầu. Ngoài ra bạn cần:
Hạn chế dùng máy sấy tóc hay ép tóc để tạo kiểu
Sử dụng khăn ướt lạnh vào vùng da bị ngứa
Dùng dầu gội chứa tinh dầu bạc hà hoặc uống thuốc kháng histamin để giảm ngứa.
Đông tây y kết hợp quang hóa trị liệu
Phương pháp này sử dụng thiết bị y tế hiện đại để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của từng người và sử dụng các loại thuốc đông y để thanh nhiệt, giải độc, làm dịu da, tiêu viêm… Bên cạnh đó người bệnh còn được bôi các chất nhạy ánh sáng lên trên da để tránh cho các vùng da không bị bệnh được bảo vệ bởi nghiêm ngặt trước tác động của ánh sáng. 2 tiếng sau đó, người bệnh sẽ được chiếu tia cực tím sóng A (UVA) với bước sóng 320 – 400 nm để ức chế quá trình phân chia và nhân lên của các tế bào thượng bì. Sự kết hợp đông tây y và quang hóa trị liệu này đã nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian trị liệu.
Các chuyên gia da liễu tại phòng khám đa khoa Đông phương chia sẻ do vảy nến da đầu là bệnh mãn tính, khó chữa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ nên nếu bạn thấy xuất hiện các mảng rát đỏ, bên trên có vảy trắng xuất hiện trên đầu, các vảy gàu nhiều một cách bất thường thì nên tới phòng khám da liễu chuyên khoa khám và chữa trị sớm, tránh để bệnh lan rộng đến các vùng da khác trên cơ thể lúc đó việc trị vảy nến da đầu khó hơn gấp bội phần.
Mọi thắc mắc về bệnh da liễu, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!.