Tìm kiếm [x]

Viêm da cơ địa triệu chứng và cách chữa viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema. Chữa viêm da cơ địa rất khó, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì vì đây là bệnh hay tái phát và thường xảy ra ở trẻ em,  trên thế giới có khoảng 40-60% trẻ em mắc bệnh này, tỉ lệ người lớn mắc bệnh là 17%.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm da cơ địa là gì? là tình trạng viêm da mạn tính, tái phát và ngứa nhiều.  Theo báo cáo của phòng khám Viện Da liễu Quốc gia thì có khoảng 20% bệnh nhân đến khám là bị viêm da. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em, thường  phát vào 2 tháng đầu sau khi sinh, có tới 60% bé bị viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm khi đến tuổi trưởng thành rồi mới phát bệnh. Người bệnh có thể bị bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân và viêm da cơ địa ở mặt.

bé bị viêm da cơ địa

trẻ em rất dễ bị viêm da cơ địa

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Do cơ địa

Tính chất gia đình, di truyền: nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, hen suyễn thì con cái nguy cơ mắc bệnh là 60%, còn cả bố và mẹ mắc bệnh thì tỉ lện con cái mắc lên tới 80%.

Các tác nhân kích thích bên trong bao gồm: các bệnh viêm mũi xoang, viêm tai xương chũm, viêm đại tràng,…cũng gây nên bệnh viêm da cơ địa .

Do các dị ứng nguyên:

  • Các loại thuốc gây phản ứng như: thuốc tê, sunfamid, chlorocid, penicillin, streptomycin, thủy ngân, lưu huỳnh.
  • Các loại hóa chất gây kích ứng da: thuốc nhuộm, cao su, dầu mỡ, than đa, thuốc trừ sâu, cao su, xà phòng,…cũng có thể là tác nhân gây bệnh viêm da cơ địa dị ứng, viêm da tiếp xúc
  • Môi trường sống ô nhiễm: khói bụi, ẩm, len dạ, lông chó mèo, đệm, đồ thảm trải nhà cũng làm cho bệnh nặng hơn.
  • Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng như: vi khuẩn, nấm, siêu vi,…
  • Yếu tố tâm lí: lo âu, căng thẳng kéo dài cũng là yếu tố khởi phát bệnh và làm cho bệnh trầm trọng hơn.


Triệu chứng bệnh

Triệu chứng viêm da cơ địa là tổn thương da khô, ban đỏ kèm theo hiện tượng ngứa. Do quá ngứa bệnh nhân gãi nhiều mà mà da khu vực đó bị dày, bệnh nhân càng gãi nhiều càng ngứa, vòng tròn” ngứa – gãi” khiến bệnh nặng hơn và nguy cơ bị bội nhiễm rất cao. Việc chẩn đoán bệnh không khó có thể dựa trên các biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm thấy nồng độ IgE  trong máu thường tăng cao.

Biểu hiện lâm sàng

Giai đoạn cấp tính: xuất hiện các đám da đỏ trên, không có ranh giới rõ ràng; bề mặt da cũng nổi các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da có thể bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy. Bệnh nhân gãi nhiều sẽ gây nên các vết xước và chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo mụn mủ và vẩy  tiết vàng Các vết xước do gãi tạo vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Các tổn thương khu trú ở trán, má, cằm, nếu bị nặng có thể lan ra tay và than.

Giai đoạn bán cấp: các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa nhẹ hơn, da không bị phù nề và tiết dịch.

Giai đoạn mạn tính: da trở lên dày và thâm, khu vực tổn thương ranh giới rõ ràng, liken hóa, trên da xuất hiện các vết nứt đau. Đây là hậu quả của việc bệnh nhân ngứa gãi nhiều . Ở giai đoạn này tổn thương thường thấy ở các nếp gấp lớn như: lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, gáy, cổ, cẳng chân. Nếu bệnh nặng tổn thương có thể lan toàn thân

Ngoài ra bệnh nhân còn có một số triệu chứng khác như: viêm mũi dị ứng, ngứa họng, hen. Các biểu hiện bệnh lý như: bệnh vảy cá thông thường, dày sừng nang lông cũng gặp trên bệnh nhân bị bệnh.

Cách chữa viêm da cơ địa

Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Tây

Trong chữa viêm da việc tư vấn để bệnh nhân không chà xát, gãi ngứa quá nhiều là điều rất quan trọng vì việc gãi nhiều không làm hết ngứa mà bệnh trầm trọng hơn. Đồng thời chỉ định bệnh nhân sử dụng một số  loại thuốc chữa viêm da cơ địa như: thuốc bôi chống ngứa, bôi kem dưỡng ẩm cho da tránh khô da.

Bệnh trong giai đoạn cấp tính: vị trí da tổn thương cần phải được đắp ẩm và bôi kem corticoid cùng với kháng sinh. Nếu bị bội nhiễm thì dung kháng sinh để chống tụ cầu vàng. Một số thuốc khác như thuốc kháng histamin cũng cần sử dụng để chống dị ứng và ngứa.

Trong giai đoạn bán cấp và mạn tính được điều trị bằng một số loại thuốc sau:

  • Làm ẩm da bằng cách bôi kem dưỡng hoặc sữa tắm có kem
  • Sử dụng thuốc corticosteroid đây là cách chữa viêm da cơ địa rất hiệu quả nhưng nếu dùng lâu dài sẽ gây tác dụng phụ, nên khi dùng cần có sự theo dõi của bác sĩ. Một số loại thuốc kháng viêm khác như: tacrolimus có thể thay thế corticosteroid và dùng trong thời gian dài vì không gây tác dụng phụ.
  • Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống kháng histamin chống ngứa, giảm hiện tượng gãi khi bị viêm da dị ứng.

Một số phương pháp điều trị khác như sử dụng công nghệ ánh sáng trị liệu như:  UVB, UVA.

cách chữa viêm da cơ địa

Thuốc đông y chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Phác đồ điều trị:

  • Chống khô da bằng các loại thuốc dưỡng ẩm
  • Cách bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó bôi tacrolimus duy trì và dưỡng ẩm cho da trong thời gian dài ngăn bệnh tái phát.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh đường bôi hay uống để tránh nhiễm tụ cầu
  • Dùng thuốc kháng histamin chống ngứa.


Cách chữa viêm da cơ địa bằng Đông y

Cách chữa bệnh viêm da bằng thuốc Đông y cũng mang lại hiệu quả cao, được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Các bài thuốc bao gồm thuốc ngâm, rửa; thuốc bôi ngoài; thuốc sắc uống

  • Thuốc ngâm rửa

Thành phần: trầu không, ích nhĩ tử, mò trắng, ô liên rô. Thuốc giúp sát khuẩn vùng da bị tổn thương, làm mềm da để thuốc bôi thẩm thấu vào lớp biểu bì da dễ dàng hơn, ngăn tổn thương lan sang vùng da khác. Đây là bài thuốc rất an toàn các mẹ có thể áp dụng khi con mắc bệnh này.

  • Thuốc bôi ngoài

Thành phần gồm tang bạch bì, mật ong, thiên mã rồ, bí đao. Bài thuốc này có tác dụng làm mềm da, loại bỏ vùng da bị bệnh, tái tạo tế bào da, tăng đàn hồi da, khôi phục lại làn da bị tổn thương.

  • Thuốc sắc uống

Việc điều trị bên trong quyết định rất lớn đến hiệu quả chữa bệnh thành công . Bài thuốc sắc uống bao gồm một số loại dược liệu quý như: tang bạch bì, bồ công anh, kim ngân hoa,…Thuốc có công dụng giải độc, tiêu viêm, tăng cường khả năng khử độc của gan và thải độc của thận. Khi cơ thể loại bỏ được hoàn toàn độc tố bệnh sẽ khỏi triệt để, không bị tái phát. Bài thuốc trên còn có tác dụng trị vảy nến, dị ứng, á sừng, tổ đỉa. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng cách chữa bằng thuốc nam.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: khi rửa bát, giặt quần áo nên đeo gang tay. Sử dụng các loại thảo dược như: bồ kết, bưởi, chanh, lá xả để gội đầu. Nên tắm các loại sữa tắm trung tính. Tránh phấn hoa, bụi bẩn và các dị nguyên gây dị ứng khác.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm
  • Cẩn thận với món ăn dễ gây dị ứng như: hải sản, đồ tanh, đồ cay nóng.

Lưu ý khi Chữa bệnh da liễu  như: nấm móng, ngứa da,….bạn không nên lạm dụng thuốc Tây vì có thể làm cho bệnh phức tạp khó điều trị hơn.

Mọi thắc mắc cần lời giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC