Tìm kiếm [x]

Viêm da tiếp xúc côn trùng cần phân biệt với bệnh zona thần kinh

Viêm da tiếp xúc côn trùng rất dễ nhầm lẫn với bệnh zona thần kinh. Dẫn đến hiện tượng nhầm lẫn đó là do thương tổn của 2 bệnh đều là đau rát, da vùng tổn thương bị viêm đỏ. Càng dễ nhầm hơn khi viêm da tiếp xúc côn trùng khu trú ở một bên và bệnh zona thần kinh cũng chỉ bị một bên cơ thể. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt 2 bệnh này, tránh việc dùng thuốc điều trị sai khiến bệnh mãi không khỏi.

viêm da tiếp xúc côn trùng

biểu hiện viêm da tiếp xúc côn trùng

Có thể bạn quan tâm:

Viêm da tiếp xúc côn trùng cần phân biệt với zona thần kinh

Viêm da tiếp xúc côn trùng

Viêm da tiếp xúc côn trùng thường xảy ra ở các vị trí da tiếp xúc với các chất dịch tiết của côn trùng sống hoặc chết. Các loại côn trùng gây viêm da tiếp xúc thường là: bướm, kiến ba khoang, bọ giời, rết, sâu ban miêu,…Tổn thương da có thể xuất hiện tại nhiều nơi trên cơ thể và không có triệu chứng báo trước. Khác với bệnh zona xuất hiện chỉ ở một bên cơ thể có thể là bên phải hoặc bên trái. Bệnh gây ra những triệu chứng viêm da đau rát, khó chịu. Bệnh có thể lây lan thành dịch ở những người cùng môi trường sống.

Đối tượng thường là người làm vườn, ngủ dưới ánh đèn,… Có thể bị côn trùng bám vào khăn lau mặt, cổ gây da viêm da tiếp xúc ở mặt và một số vị trí khác như tứ chi, thân mình. Khi côn trùng bám vào tay chân, phản xạ tự nhiên như dùng tay quệt, đập sẽ khiến các chất độc gây bỏng da ( chất độc pederin của kiến ba khoang; cantharidin của sâu ban miêu hay phosphor của bọ giời tiết ra dẫn đến viêm da tiếp xúc.



Biểu hiện khi bị viêm da tiếp xúc côn trùng

Nếu bệnh nhân bị viêm da do ấu trùng bướm thì tổn thương thường xuất hiện tại các vùng da hở như mặt, cổ, chân, tay hoặc viêm kết mạc mắt do bị ấu trùng bay thẳng vào mắt. Thương tổn là các ban đỏ, phù nề, nổi sẩn, mụn mủ, mụn nước, nóng và đau rát.

Khi da tiếp xúc với chất độc trong kiến ba khoang sẽ gây viêm da, thối thịt gần giống bị tạt axít. Các thương tổn thường xuất hiện trên mặt, cẳng tay, cẳng chân, trán, thường tổn có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác nếu bệnh nhân vô tình gãi là phát tán dịch tiết sang các vùng da xung quanh. Đây là thương tổn dạng “hôn nhau” chỉ có ở bệnh viêm da tiếp xúc.

Tính chất của tổn thương do kiến ba khoang là những ban đỏ, nổi mụn nước. Có các vết trợt loét nông trên da giống với viêm da tiếp xúc do ấu trùng bướm nhưng mức độ nặng hơn. Tổn thương trên da nhiều hơn, đau rát hơn rất giống với bệnh zona. Khoảng 6-12 giờ khi tiếp xúc với côn trùng, da sẽ bị sưng và kéo dài thành vệt như cào gãi, trên đó có các mụn nước 1-5mm, mụn nước chuyển thành mụn mủ sau 2-3 ngày

Một số bệnh nhân có cảm giác ngứa và rát tăng dần, không đau nhức, kèm sốt nhẹ, có thể nổi hạch tại cổ, nách, bẹn.

bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng

ấu trùng bướm gây viêm da tiếp xúc

Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng

Hầu hết các trường hợp đều bị mụn mủ tại vùng da tổn thương tiến triển 5-7 ngày thì đóng vảy, khô dần và khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số người các phản ứng dị ứng kéo dài 2-3 tuần, da bị bội nhiễm vi khuẩn. Ðể giảm tình trạng viêm nhiễm, bệnh nhân nên vệ sinh sạch vùng da này với nước và xà phòng, sau đó dùng các loại thuốc bôi để sát khuẩn như: milian, eosine; nếu ngứa nhiều thì dùng thêm thuốc cezil, chlorpheniramine.

Sau khi lành, tổn thương viêm da dị ứng do tiếp xúc với chất tiết côn trùng sẽ bong vảy, để lại sẹo thâm 1-2 tháng sau các vết thâm sẽ mờ dần.

Bà con nên chú ý điều trị tích cực ngay từ đầu, không gãi hoặc chà xát vùng da bị tổn thương vì có thể gây bội nhiễm và để lại sẹo xấu khó hồi phục sau này.

Khi có triệu chứng ngoài da giống với bị viêm da tiếp xúc côn trùng nhưng sau 72 giờ không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân nến đến phòng khám và chữa bệnh da liễu để khám chẩn đoán với bệnh zona và một số bệnh da liễu khác.



Viêm da tiếp xúc khác với zona thần kinh ở điểm gì ?

Zona thần kinh do virus có ái tính với thần kinh gây nên, các virus có thể nhân lên trong các hạch thần kinh và theo các sợi thần kinh gây ra các bệnh da liễu, nên tổn thương chỉ bị một bên cơ thể do  dây thần kinh đó chi phối, rất hiếm khi bị 2 bên và đối xứng. Còn viêm da tiếp xúc thì tổn thương xuất hiện nhiều bị trí trên cơ thể.

Thương tổn của zona thần kinh đó các mụn nước, bọng nước tập trung thành chòm. Bệnh nhân có cảm giác đau 1-2 ngày trước  khi các mụn nước xuất hiện hoặc có hạch vùng lân cận. Không có thương tổn hôn nhau như viêm da tiếp xúc.

Bệnh zona thường đau theo cơn và như điện giật, tổn thương đã khỏi nhưng đau thì tồn tại trong một thời gian dài. Còn viêm da tiếp xúc thì chủ yếu là rát, ngứa âm ỉ không đau theo cơn, tổn thương khỏi thì hết đau hoàn toàn.

Do 2 bệnh này có tỉ lệ nhầm cao do đó bệnh nhân không nên tự mua thuốc điều trị khi chưa có chẩn đoán chính xác. Mọi thắc mắc bạn có thể gọi đến hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

FacebookPhòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC