Dị ứng da cơ địa là một trong những bệnh lí ngoài da tương đối phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân gây dị ứng da cơ địa
– Yếu tố di truyền
Nếu gia đình có ông bà, cha mẹ có cơ địa dị ứng thì có đến 70 – 75% con, cháu cũng mắc bệnh dị ứng da cơ địa.
– Môi trường sống
Một số người có làn da nhạy cảmkhi tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài môi trường, hệ thống miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng, suy yếu, từ đó bị dị ứng da.
– Kháng thể lgE
Khi kháng thể lgE trong cơ thể xản xuất quá mức sẽ khiến lượng histamine trong cơ thể tăng cao và gây kích ứng da, làm xuất hiện các triệu chứng dị ứng.
Những dấu hiệu của bệnh dị ứng da cơ địa
Bệnh dị ứng da cơ địa có nhiều giai đoạn khác nhau, tùy theo từng giai đoạn bệnh sẽ có các dấu hiệu điển hình.
– Dị ứng da cơ địa giai đoạn cấp tính
Đây là thời điểm bệnh khởi phát ở những vùng da mặt. Trường hợp bệnh nặng có thể sẽ lây lan ra nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể. Người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện những vùng màu hồng, có mụn nước nổi lên và có tiết dịch. Tại vùng da dị ứng, da bị sưng phù, ngứa, gãi ngứa tạo thành những vết xước dễ gây bội nhiễm, mưng mủ và tiết dịch màu vàng.
– Dị ứng da cơ địa giai đoạn bán cấp
Bước sang giai đoạn này, các dấu hiệu của bệnh nhẹ hơn so với giai đoạn đầu. Da không bị chảy dịch, không bị sưng tấy.
– Dị ứng da cơ địa giai đoạn mãn tính
Các vùng da màu hồng trở nên thâm sạm đồng thời có ranh giới rõ ràng với những vùng da bình thường. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện dấu hiệu nứt da nghiêm trọng, nguy cơ bội nhiễm tăng cao đồng thời tình trạng dị ứng nhanh chóng lan ra toàn thân.
Làm thế nào để đối phó với bệnh dị ứng da
Muốn điều trị hiệu quả dị ứng da cơ địa người bệnh cần tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản:
– Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh.
– Giảm triệu chứng bằng các thuốc chống dị ứng.
– Khi xác định được tác nhân gây dị ứng cần điều trị giảm mẫn cảm đặc hiệu.
Việc tránh tiếp xúc với dị nguyên tưởng như là việc dễ thực hiện nhưng trên thực tế điều này lại không hề dễ dàng bởi vì không thể loại bỏ hoàn toàn các dị nguyên gây bệnh trong môi trường sống. Người bệnh có thể thực hiện điều này bằng cách cố gắng giảm số lượng các dị nguyên tiếp xúc trong môi trường sống và làm việc. Điều này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng da cơ địa.
Nếu bệnh dị ứng da có những triệu chứng trầm trọng, tốt nhất người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn cách điều trị phù hợp nhằm giảm triệu chứng do bệnh gây ra.
Bên cạnh việc thực hiện điều trị thì thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để cải thiện và phòng ngừa hiệu quả sự quay lại của căn bệnh này. Các tác nhân gây dị ứng da có thể đến từ các loại thức ăn, đồ uống hàng ngày hoặc tồn tại trong môi trường nước sinh hoạt, chăn mền, thú nuôi… Vì thế, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý là việc làm rất cần thiết.
Người bệnh cũng sẽ khó kiểm soát được tình trạng gãi ngứa do dị ứng da vì thế nên khi điều này xảy ra, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn thuốc giảm ngứa, tránh hiện tượng da bị tổn thương do gãi ngứa gây bội nhiễm, khiến bệnh ngày càng thêm trầm trọng.
Ngoài ra, uống nhiều nước cũng là việc nên làm bởi nó giúp giảm thiểu tình trạng khô ráp da, cung cấp độ ẩm cho da. Các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể cần được bổ sung thường xuyên để giúp da tăng cường khả năng miễn dịch.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh dị ứng da. Khi cần hỗ trợ y tế về căn bệnh này, bạn có thể gọi tới hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng các bác sĩ da liễu hàng đầu giúp đỡ nhanh chóng, hữu ích.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!