Tìm kiếm [x]

Dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh những thông tin dành cho mẹ

Dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh khiến trẻ khó chịu, cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, cha mẹ cần bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân của điều này và có hướng xử trí an toàn, hiệu quả giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng do bệnh gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Tại sao xảy ra hiện tượng dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh ?

– Da trẻ không nhiều “thành trì” bảo vệ

Mặc dù cấu tạo da ở trẻ em giống như người lớn nhưng da trẻ mềm, mỏng hơn da người lớn. Mặt khác, các tế bào ít và lớp sừng mỏng nên chức năng bảo vệ của lớp sừng còn hạn chế. Điều này cũng có nghĩa là các chất tiếp xúc với da từ môi trường ngoài dễ xâm nhập vào da và làm da dễ hấp thụ hơn từ đó gây dị ứng da trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, do tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi của trẻ ít hoạt động nên màng acid bảo vệ ở da  yếu. Yếu tố này kết hợp cùng khả năng điều hòa nhiệt ở da kém sẽ khiến trẻ dễ bị mất nước qua da, da dễ bị khô và nhạy cảm trước các tác nhân bên ngoài.



– Thời tiết quá khô

Sự thay đổi của thời tiết làm da trẻ giãn nở thất thường và dễ bị kích ứng. Đặc biệt, khi trời lạnh da càng dễ trở nên khô, ngứa, trẻ khó chịu nên càng gãi da càng bị kích ứng, sưng tấy. Những trẻ có làn da quá mẫn cảm với nhiệt độ và thời tiết thì khi rửa mặt bằng nước ấm cũng gây ra hiện tượng dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh.

Ngoài những nguyên nhân trên đây thì dị ứng da sơ sinh còn có thể do môi trường sống, bụi trong không khí, cơ địa…

Dị ứng da mặt ở trẻ cần phải làm gì ?

Nguyên tắc chung cần thực hiện để ứng phó với tình trạng dị ứng da mặt ở trẻ nhỏ đó là thực hiện song song việc phục hồi chức năng bảo vệ da kết hợp cùng việc bổ sung chất giữ ẩm phù hợp cho da.

  • Làm sạch da mặt và bôi chất làm ẩm

Hàng ngày cha mẹ nên rửa sạch mặt cho trẻ bằng khăn nhúng nước ấm sau đó nhanh chóng lau khô và bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da.

Phòng dị ứng da mặt trẻ sơ sinh bằng cách làm sạch và bôi dưỡng ẩm

Phòng tránh dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh bằng cách thường xuyên làm sạch và bôi dưỡng ẩm cho trẻ

  • Giảm ngứa và kích ứng

Ổn định tâm lí và duy trì giấc ngủ bình thường là một việc nên làm bởi stress cũng là một nguyên nhân khiến trẻ gãi ngứa, gây bội nhiễm trên da. Cha mẹ cũng nên mang bao tay, cắt móng tay cho trẻ để tránh tổn thương do gãi ngứa, tránh cho trẻ ăn đồ ăn dễ gây kích ứng da.

Nếu thủ phạm gây dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh là bụi nhà, cha mẹ cần thường xuyên thay ga đệm, vệ sinh giường…

– Cho trẻ uống nhiều nước

– Chọn thực phẩm có nhiều acid béo Omega 6 để giảm bớt tình trạng da khô đồng thời khắc phục triệu chứng đỏ rát và ngứa, giúp hàng rào bảo vệ da tự nhiên được củng cố.

Đối với những trẻ dị ứng da thời tiết do da quá khô cha mẹ chỉ cần lựa chọn kem dưỡng ẩm phù hợp cho trẻ và tránh các thành phần dễ gây kích ứng da, tránh các chất tẩy rửa mạnh đồng thời bôi kem ngay từ khi mới đầu vào mùa lạnh… sẽ là phương pháp phòng ngừa dị ứng da mặt hiệu quả. Tăng cường bổ sung hoa quả vào thực đơn hàng ngày cũng được xem là phương pháp tăng cường hệ miễn dịch cho da.

Những trường hợp bị dị ứng da kèm theo dấu hiệu sốt; tổn thương da đỏ hơn hoặc tiết dịch, đóng vảy vàng, có mủ; ngứa ngáy khiến trẻ mất ngủ vào ban đêm; dị ứng da không cải thiện sau một tuần… cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Thời điểm giao mùa thời tiết thường chuyển biến đột ngột, thất thường, bệnh dị ứng da mặt ở trẻ sơ sinh càng có cơ hội bùng phát, vì thế khi đi ra ngoài cha mẹ cần đội mũ nón, trùm kín cho trẻ, hạn chế đưa trẻ ra ngoài nếu thấy không cần thiết.

Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972 666 497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC