Tìm kiếm [x]

Thuốc chữa dị ứng da – cẩn trọng khi sử dụng

Tự mua và dùng thuốc chữa dị ứng da tại nhà là thói quen của không ít người. Việc làm này tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không cẩn trọng bạn sẽ tự đẩy mình vào tình thế “tiền mất, tật mang” đấy.

Tổng quan về bệnh dị ứng da

Dị ứng da là hiện tượng hệ miễn dịch trong cơ thể phản ứng quá mức trước sự xâm nhập của các tác nhân từ môi trường sống (dị nguyên) như phấn hoa, bụi bẩn, côn trùng… từ đó sinh ra các triệu chứng bên ngoài da như mẩn đỏ, ngứa ngáy, bứt rứt. Các dị nguyên này xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường khác nhau như ăn uống, hô hấp, niêm mạc, da…

Một người có thể bị mẫn cảm với một hoặc nhiều dị nguyên. Vùng da bị dị ứng thường có sắc tố đậm, da trở nên dày, thô hơn mức bình thường. Nếu gãi gây trầy xước có thể dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm, viêm da. Bên cạnh đó người bệnh còn thấy tim đập mạnh hơn, mặt tái xanh, người đổ mồ hôi, buồn nôn… Một số trường hợp nặng còn bị co thắt thanh quản, suy hô hấp cần nhanh chóng cấp cứu để bảo vệ tính mạng.

Thuốc chữa dị ứng da gồm những loại nào?

Thuoc Chua Di Ung Da

Các loại thuốc chữa dị ứng da

Thuốc chữa dị ứng da chủ yếu gồm thuốc chống dị ứng và thuốc giải mẫn cảm:

Nhóm thuốc chống dị ứng

– Thuốc kháng histamin

Đây là thuốc chống dị ứng da có tác dụng làm giảm các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa, hắt hơi… hoặc chặn các histamine gây ra bệnh. Thuốc chủ yếu được bào chế dưới các dạng:

+ Kháng histamin đường uống

Dạng thuốc uống trị dị ứng da này gồm: thuốc viên và dung dịch như Cetirizin, Desloratadin, Loratadin… được dùng cho các bệnh nhân dị ứng ngứa, phát ban, chảy nước mũi. Thuốc có thể gây buồn ngủ, khô miệng…

+ Kháng histamin nhỏ mũi hoặc dạng xịt như Azelastin, Olopatadin… là thuoc dieu tri di ung da có tác dụng giảm hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi.

+ Kháng histamin nhỏ mắt chủ yếu được kết hợp với các thuốc khác để giảm bớt các triệu chứng ngứa, sưng mắt, tấy đỏ.

– Các loại thuốc corticoid

Các loại thuốc corticosteroid gồm nhiều dạng:

+ Dạng xịt mũi như: Budesonide, Mometason, Fluticason nhằm ngăn chặn và giảm các triệu chứng viêm mũi dị ững, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi…

+ Thuốc bôi dị ứng da chứa corticoid như: Hydrocortison, Triamcinolon, Flucina…

+ Corticoid đường uống chủ yếu dạng viên và dung dịch để điều trị các triệu chứng nghiêm trọng do các loại phản ứng dị ứng. Dạng thuốc điều trị dị ứng da này có rất nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, loãng xương, gây đục thủy tinh thể, teo da, trầm trọng bệnh cao huyết áp… nếu sử dụng trong thời gian dài.

Nhóm thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu

– Thuốc kháng IgE

Do kháng thể IgE có kết hợp với kháng nguyên gây bệnh sẽ khởi động chuỗi phản ứng viêm dị ứng nên các thuốc chữa dị ứng da kháng IgE tổng hợp như omalizumab có khả năng liên kết và bất hoạt các kháng thể IgE tự do, giúp giảm nồng độ kháng thể IgE tự do trong máu. Những trường hợp không đáp ứng với thuốc điều trị khác cần sử dụng tới loại thuốc này.

– Thuốc kháng thromboxane A2

Điển hình cho nhóm thuốc trị dị ứng da này phải kể đến ozagrel, seratridust, ramatroban… có hiệu quả rõ rệt trong điều trị các triệu chứng dị ứng da gây viêm mũi dị ứng.

Cẩn trọng khi dùng thuốc chữa dị ứng da

Thuoc Tri Di Ung Da

Cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc chữa dị ứng da

Có rất nhiều loại thuoc tri di ung da được bào chế dưới các dạng khác nhau nhưng việc dùng thuốc không thể tùy tiện, cần hết sức cảnh giác trước các phản ứng phụ do thuốc gây ra. Thêm vào đó, những ảnh hưởng lâu dài của các loại không hẳn ai cũng biết nên tự ý dùng thuốc sẽ vô cùng nguy hiểm. Để tìm được loại thuốc trị dị ứng da hiệu quả tốt nhất người bệnh nên thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ về tình trạng bệnh của mình và xin chỉ định điều trị từ bác sĩ ấy. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa đơn thuốc phù hợp, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định ấy.

Trước khi bị dị ứng da uống thuốc gì người bệnh cũng cần thông báo cho bác sĩ da liễu biết về đặc điểm thời kì nhạy cảm của mình nếu đang trải qua như: mắc bệnh tiểu đường, đang cho con bú, đang mang thai, mắc bệnh tăng huyết áp… Khi thực hiện điều trị, người bệnh cần theo dõi tác dụng của thuốc và ngay khi gặp phải bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ biết để có cách xử trí kịp thời, tránh tai biến do thuốc gây ra.

Lưu ý đối với từng loại thuốc dị ứng da người bệnh không nên bỏ qua:

– Đối với các loại thuốc chứa corticoid

+ Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ về chỉ định thời gian và liều lượng thuốc.

+ Tránh dùng thuốc bôi ở phạm vị rộng, thay vào đó nên bôi luân chuyển từng vùng.

– Đối với các loại thuốc kháng histamin

+ Trong thời gian dùng thuốc tuyệt đối không dùng các loại chất kích thích

+ Bị dị ứng da uống thuốc gì với nhóm kháng histamin cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về dùng khi bác sĩ chưa đồng ý.

+ Chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn và ngưng dùng thuốc khi triệu chứng dị ứng da đã thuyên giảm.

Nếu gặp phải những dấu hiệu dị ứng da bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám Đông Phương hoặc các cơ sở chuyên khoa uy tín để tham vấn ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc chữa dị ứng da phù hợp nhất. Tuân thủ đúng chỉ định điều trị do bác sĩ đưa ra là cách để bạn không “tiếp tay” cho bệnh hoành hành.

Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm về các bệnh lí về da, hãy gọi hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC