Vảy nến là một dạng bệnh tự miễn gây nổi sần và đóng vảy trên da. Bệnh lí này có sức hủy hoại thẩm mỹ làn da ghê gớm từ đó ảnh hưởng đến tâm lí cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy phải chữa vảy nến thế nào mới tốt và an toàn?
Điểm qua một số cách chữa vảy nến phổ biến
Chữa vảy nến bằng thuốc tây y
+ Thuốc uống
Các loại thuốc này chủ yếu là thuốc kháng sinh như Erythromycin có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh, ngăn không cho chúng phân chia và phát triển; thuốc kháng virus như Acyclovir, Famciclovir; thuốc ức chế miễn dịch dùng khi không đáp ứng với các loại thuốc đặc trị vảy nến thông thường như Adalimumab, Cyclosporin, Methotrexate nhằm ngăn chặn không cho các kháng nguyên tiếp tục xâm hại da. Nhìn chung mục đích của cách chữa vảy nến bằng loại thuốc này nhằm giảm các triệu chứng của bệnh khi đã tiến triển trên diện rộng. Việc dùng thuốc cần hết sức cân nhắc với các trường hợp đã biến chứng khớp, đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ…
+ Thuốc bôi
Đây là thuốc được dùng cho những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Thuốc bôi trực tiếp lên da nhằm tiêu sừng, lột sừng như: AHA, axit salicylic, các dẫn xuất của retinoid, dầu Cade, ure, hắc ín… Đặc biệt, thuốc bôi chứa Corticoid giúp chống ngứa và giảm viêm rất tốt nhưng việc sử dụng cần hết sức thận trọng bởi thuốc có thể làm mỏng da, teo da, lão hóa sớm, đỏ da, nổi mụn… Chữa vảy nến bằng thuốc chứa Corticoid không được chỉ định cho trẻ em hoặc những người bị vảy nến trên diện rộng. Đồng thời, lạm dụng corticoid trong điều trị vảy nến sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
Quang trị liệu điều trị vảy nến
Có thể nói đây là một cách chữa vẩy nến hiệu quả đối với những người bị vảy nến thể giọt, thể mảng. Trước khi điều trị người bệnh được uống thuốc Psoralen để tăng độ nhạy cảm với ánh sáng và đeo mắt kính bảo vệ sau đó bác sĩ tiến hành chiếu tia cực tím UVA, UVB trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Tùy theo tình trạng tổn thương của da mà bác sĩ điều chỉnh cường độ và số lần điều trị sao cho phù hợp.
Chữa vảy nến bằng quang trị liệu không áp dụng cho bệnh nhân mắc kèm các bệnh lý khác như suy gan, thận; lupus ban đỏ; đục tinh thể; và trẻ em dưới 12 tuổi. Tuy phương pháp này có nhiều hiệu quả tốt nhưng cũng gây ra một số tác dụng phụ nhất định: đẩy nhanh tốc độ lão hóa, có thể làm tăng sắc tố da, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trị vảy nến bằng diện chẩn
Bệnh vảy nến chữa như thế nào theo cách này chắc hẳn nhiều người không hình dung được. Hiểu đơn giản thì đây là cách chẩn đoán và chữa bệnh qua da vùng mặt, bác sĩ sẽ dùng kim châm tác động lên những điểm sinh huyệt nhạy cảm và vùng tương ứng với các bộ phận trên toàn thân (đồ hình phản chiếu). Mỗi điểm phản xạ trên khuôn mặt sẽ tương ứng với một cơ quan trong cơ thể nên có thể tác động tại vùng huyệt đạo đó để trị các cơ quan bị bệnh.
Về cơ bản thì vảy nến diễn biến tương đối phức tạp và cơ chế điều trị diện chẩn không phù hợp đối với căn bệnh tự miễn này. Vì thế chữa vẩy nến bằng diện chẩn không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn được.
Chữa vảy nến bằng Đông tây y kết hợp quang hóa trị liệu PUVA
Vảy nến gây ra bởi khởi phát trong gen và chịu nhiều tác nhân gây bệnh như yếu tố thần kinh, tổn thương trên da, môi trường, khí hậu… nên chỉ có thể chữa trị đạt hiệu quả khi tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh. Do đó, các bác sĩ da liễu của phòng khám Đông Phương đã phát huy thế mạnh và loại bỏ nhược điểm của tất cả các phương pháp truyền thống để điều trị vảy nến bằng Đông Tây y kết hợp. Theo đó, bác sĩ sử dụng các bài thuốc uống và thuốc tắm của Đông y, cùng thuốc kháng sinh, kháng viêm tây y và quang hóa trị liệu PUVA để chữa bệnh vảy nến hiệu quả.
Liệu trình điều trị gồm:
– Thuốc tây y dùng để bôi và uống có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tăng đề kháng, ngăn ngừa vảy nến tái phát.
– Thuốc đông y dùng để tắm và uống trong đó thuốc uống giúp thải độc, thanh nhiệt, tái tạo sức sống cho da; thuốc tắm có khả năng làm dịu da, giảm nhanh các triệu chứng ngứa, rát, bong vảy và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da.
– Quang hóa trị liệu (PUVA) có tác dụng nhanh và cải thiện đáng kể tình trạng vảy nến nhờ ngăn cản quá trình tăng sinh vảy và ức chế dị nguyên gây bệnh. Phương pháp này chỉ áp dụng vào những đợt bệnh phát, tùy thuộc mức độ thương tổn của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định số lần chiếu tia phù hợp, thường là 2 – 3 tuần để trị liệu tấn công và 1 tuần/lần để trị liệu duy trì. Tổng số lần chiếu tia cực tím chữa vảy nến không quá 100 lần/ năm.
Chữa vảy nến là một quá trình khó khăn đòi hỏi sự kiên trì từ chính bệnh nhân và bác sĩ. Để biết tình trạng bệnh của mình áp dụng phương pháp chữa trị nào phù hợp người bệnh nên đến khám chữa bệnh vảy nến ở đâu tốt, gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và tham vấn ý kiến. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Khi có thắc mắc về bệnh lí này bạn đọc có thể click ngay vào mục chát ở website của Phòng khám Đông Phương, chuyên gia y tế sẽ nhanh chóng giải đáp để bạn được rõ.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!