Tìm kiếm [x]

Nổi mề đay sau sinh phải làm sao?

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng không còn xa lạ gì với đông đảo chị em phụ nữ hiện nay, nhiều trường hợp bà đẻ bị nổi mề đay cũng không hề khó hiểu. Tuy nhiên, không phải vì thế mà số đông trong chúng ta hiểu được nguyên nhân gây nên tình trạng ấy và tránh khỏi hoang mang khi nó xuất hiện. Phải làm sao trước bệnh lí này, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp nhé!

Nổi mề đay sau sinh có dấu hiệu như thế nào?

Phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay là tình trạng trên bề mặt da toàn thân nổi các sần đỏ hoặc nốt mụn nhỏ li ti gây ngứa, càng gãi càng ngứa và càng lan rộng ra các khu vực khác. Đặc biệt, nổi mề đay sau sinh mổ thường phổ biến hơn. Triệu chứng nổi mề đay dễ tái phát khi nhiệt độ cơ thể tăng, nhiệt độ ngoài trời thay đổi trên 35 độ và dưới 15 độ.

Khi bị nổi mề đay sau sinh, các mẹ thường có những dấu hiệu sau:

Nổi sẩn phù

Hiện tượng nổi sẩn phù có thể xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể với nhiều loại kích thước khác nhau. Chúng thường nổi hơi cao trên mặt da, màu đỏ hoặc nhợt nhạt hơn so với màu da bình thường; kích thước và hình dáng thay đổi nhanh chóng, nhanh xuất hiện và cũng nhanh mất đi.

 Ngứa

Hầu hết các trường hợp bệnh nổi mề đay sau sinh đều có triệu chứng ngứa với mức độ ngày càng tăng khi gãi, nhất là về đêm. Việc gãi ngứa cũng khiến cho sẩn nổi lên nhiều hơn.

Phù mạch

Phù mạch (phù Quincke) có thể xảy ra ở môi, mi mắt, bộ phận sinh dục ngoài gây ra các ban đỏ, sẩn phù làm sưng to cả một vùng. Đặc biệt, nếu phù Quincke xuất hiện ở thanh quản hay ống tiêu hóa sẽ gây khó thở nặng, bụng đau quặn, tụt huyết áp rối loạn tim mạch, đi ngoài phân lỏng, sốc phản vệ khá nguy hiểm đến tính mạng.

Tại sao phụ nữ dễ bị nổi mề đay sau sinh?

Noi Me Day Sau Sinh

Tại sao phụ nữ dễ bị nổi mề đay sau sinh?

Nói về hiện tượng sinh xong bị nổi mề đay, các nhà nghiên cứu lí giải điều này là do cơ thể người phụ nữ trong quá trình mang thai hoặc cho con bú có những thay đổi về thói quen sinh hoạt, nội tiết tố, chế độ ăn uống… từ đó tác động đến hệ miễn dịch. Mặt khác, cơ địa khi mang thai vốn đã nhạy cảm nên sau khi sinh sức khỏe và hệ miễn dịch còn yếu lại càng dễ bị dị ứng.

Thêm vào đó, nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh còn có thể do hiện tượng men gan tăng cao trong khi chế độ ăn uống chưa đủ hoặc không tiêu làm cho gan thiếu máu, nhiệt. Hệ lụy của điều này là gan không đào thải được độc tố, bị nhiễm độc và nổi mề đay. Ngoài ra, phải kể đến một số yếu tố khác góp phần tạo điều kiện cho mề đay hoành hành:

– Thức ăn

Cơ địa của phụ nữ sau sinh dễ bị dị ứng với các loại thức ăn như trứng, sữa, tôm cua, ốc, sò… nên dễ nổi mề đay.

– Sử dụng thuốc

Sử dụng một số loại thuốc chống viêm, vacxin, huyết thanh… sẽ có nguy cơ bị nổi mề đay khá cao.

– Tác nhân từ bên ngoài

Hít phải phấn hoa, khói thuốc, men mốc, bụi nhà… cũng có thể nổi mề đay ở những người vốn có cơ địa nhạy cảm.

– Mệt mỏi, stress kéo dài

– Nhiễm kí sinh trùng đường ruột: giun kim, giun đũa…

Bên cạnh những trường hợp do những nguyên nhân này thì cũng có đế 50% trường hợp đang cho con bú bị nổi mề đay tự phát tức là dù đã làm những xét nghiệm cần thiết vẫn không rõ nguyên nhân gây bệnh do đâu mà ra.

Làm gì khi bị nổi mề đay sau sinh?

Noi Me Day Sau Sinh

Tư vấn bác sĩ nếu bị nổi mề đay sau sinh

Thông thường, khi bị nổi mề đay với các triệu chứng do nó gây ra các mẹ sẽ rất dễ bị khó chịu về tâm lí, bực tức, căng thẳng, băn khoăn mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không… và không biết phải làm gì để chấm dứt tình trạng ấy. Các chuyên gia y tế chia sẻ nỗi niềm này cùng các mẹ và cho biết, bản thân bệnh nổi mề đay không gây tác động gì đến sữa mẹ nên các mẹ hoàn toàn có thể cho con bú bình thường mà không cần lo lắng.

Tuy nhiên, các mẹ cần hết sức chú ý tuyệt đối không tự ý chữa nổi mề đay bằng thuốc tây vì nhiều loại thuốc có thể điều tiết qua sữa mẹ, nên khi bé bú hàm lượng chất kháng Histamin sẽ tích lũy trong cơ thể gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Thông thường hiện tượng này sẽ tự mất trong vài ngày, nhưng nếu tình trạng ngày càng nặng hơn thì các mẹ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để tìm nguyên nhân, có cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh phù hợp từ bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp các mẹ tránh được những biến chứng không tốt hoặc sốc phản vệ với các biểu hiện khó thở, suy hô hấp, phù thanh quản… nguy hại đến tính mạng.

Bên cạnh việc thăm khám, các mẹ cũng nên chú ý:

– Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ thoáng mát cho cơ thể.

– Chỉ nên tắm nước ở 30 độ, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh.

– Có chế độ ăn nhẹ nhàng nhưng đủ dưỡng chất để dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa.

– Mặc các loại quần áo thoáng mát, dễ hoạt động; tránh mặc đồ chật chội, bí mồ hôi.

Những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp các mẹ biết cách chữa bệnh nổi mề đay sau sinh để chủ động ứng phó, không rơi vào tình thế lúng túng chẳng may bệnh xuất hiện. Mọi sự hỗ trợ về y tế khi cần thiết các mẹ có thể đến trực tiếp Phòng khám da liễu Đông Phương. Ngoài ra có thể gọi tới hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn để được giải đáp cụ thể

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC