Chữa vảy nến bằng nghệ có được không? Từ lâu nghệ được coi là loại củ có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa cao. Các nhà khoa học cũng tin rằng nghệ có khả năng ức chế các enzym gây viêm trong căn bệnh vảy nến. Không những thế chiết xuất nghệ còn làm giảm nồng độ của các cytokine kích thích quá trình viêm trong tế bào.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh vảy nến thể đỏ da – cùng tìm hiểu những đặc điểm của bệnh
- Viêm da bã nhờn – vấn đề nhức nhối nhiều người đang gặp phải
Nghệ là một loại cây gia vị có vị cay và mùi thơm rất đặc trưng. Cách đây hàng nghìn năm, nghệ đã có mặt trong rất nhiều bài thuốc của y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Hoa. Nghệ được biết đến là loài cây với đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa cao. Ngày nay, nghệ ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới do những lợi ích to lớn mà loài cây này mang lại.
Trong củ nghệ có chứa một chất là curcumin, chính vì thế mà nghệ có màu vàng đậm rất đặc trưng. Curcumin cũng là thành phần đem lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe con người nhất trong củ nghệ. Trong y học cổ truyền, nghệ giúp vết thương mau chóng lành, tái tạo tế bào da. Do đó, nghệ thường xuyên được sử đụng dể bôi lên da giúp xóa sẹo, phục hồi vết thương và nghệ cũng có thể dùng để chữa bệnh vảy nến.
Vảy nến nằm trong nhóm các bệnh tự miễn gây ra những tổn thương đóng thành vảy và nổi mẩn đỏ trên da. Tổn thương của bệnh vảy nến là hậu quả củ sự tăng sinh quá mức các tế bào trên da.
Công dụng chữa vảy nến của nghệ
Năm 2015 các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận nghệ được xem như biện pháp điều trị tại chỗ thay thế đối với bệnh vảy nến. Nó cũng đạt hiệu quả cao khi kết hợp với một số phương pháp điều trị truyền thống khác.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng nghệ có tác dụng ức chế các enzyme gây viêm có liên quan tới bệnh vảy nến. Trong nghiên cứu này, người mắc bệnh vảy nến sẽ được bôi một loại gel chiết xuất từ nghệ 2 lần mỗi ngày trong 9 tuần. Kết quả cho thấy những bệnh nhân này có sự cải thiện về kích thước, độ dày của tổn thương vảy nến và tình trạng nổi ban đỏ trên da.
Biện pháp chữa vảy nến này đáp ứng điều trị bệnh khá tốt. Có một số bệnh nhân gặp các tác dụng phụ nhỏ như khô da và cảm giác hơi nóng rát trên da. Tuy nhiên người ta vẫn chưa có kết luận chính xác là tác dụng phụ này do nghe hay thành phần trong gel bôi gây ra.
Theo một nghiên cứu trên mô hình động vật vào năm 2016, chiết xuất từ nghệ có thể giúp điều trị vảy nến và phòng căn bệnh vảy nến. Chiết xuất nghệ cũng làm giảm nồng độ của cytokine(chất kích thích quá trình viêm trong tế bào).
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu mắc bệnh vảy nến ở mức độ từ trung bình đến nặng có cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh vảy nến khi được sử dụng kết hợp với chiết xuất curcumin trong nghệ và quang liệu pháp. Những người tham gia nghiên cứu đều không mắc bất kỳ một tác dụng phụ nào. Qua đó các nhà khoa học kết luận liệu pháp điều trị kết hợp an toàn hơn so với các phương pháp chữa vảy nến riêng lẻ.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng nghệ để chữa bệnh
Dù là một loại dược liệu an toàn cao khi sử dụng nhưng nghệ vẫn có một số tác dụng phụ không mong muốn như: đau bụng, gây ra phản ứng dị ứng da, sử dụng tại chỗ có thể gây kích ứng da và cảm giác nóng rát, khô da. Nếu bạn sử dụng nghệ với liều cao trong thời gian dài thì nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ khá cao.
Lưu ý khi sử dụng nghệ
Nghệ không phải là lựa chọn an toàn cho tất cả mọi người bạn cần tránh sử dụng nghe trong các trường hợp sau:
- Đang mang thai hay cho con bú thì nên tránh vì nghệ có thể thúc đẩy kỳ kinh, kích thích tử cung, gây chảy máu âm đạo thậm chí xảy thai.
- Đang mắc bệnh về mật nghệ có thể làm bệnh nặng hơn
- Mắc bệnh tiểu đường nghệ có thể làm hạ đường huyết
- Nghệ có thể tương tác với một số thuốc điều trị như: thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc làm giảm acid, nếu mới phẫu thuật chưa được 2 tuần thì không nên sử dụng nghệ.
Cách trị vảy nến bằng nghệ
Nghệ có thể tồn tại ở nhiều dạng bào chế. Để tiện lợi sử dụng bạn có thể mua viên uống có tinh chất nghệ tại bất kì hiệu thuốc nào. Bạn cũng có thể thêm bột nghệ vào các loại nước trái cây hay smoothie. Hạt tiêu đen cũng làm tăng khả năng hấp thu tinh chất nghệ của cơ thể.
Để an toàn không gây tác dụng phụ bạn có thể sử dụng 1,5 – 3,0 gram nghệ/ngày . Tuy nhiên, hàm lượng nghệ bổ sung trong một số loại thức ăn có thể là chưa đủ để làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Để chữa vảy nến bệnh nhân có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Bạn lấy 1/2 thìa cà phê bột nghệ và thêm nước từ từ khuấy đều đến khi tạo thành hỗn hợp bột nhão.
- Sử dụng hỗn hợp đó bôi một lớp mỏng lên vùng da bị vảy nến
- Sử dụng băng hay gạc sạch để băng lại để giữ trong vòng vài giờ hoặc để qua đêm.
- Cuối cùng gỡ băng gạc và rửa sach da bằng nước ấm và lấy khăn mềm lau khô
Triển vọng chữa vảy nến của nghệ
Các nghiên cứu về tác dụng của nghệ trong chữa bệnh vảy nến là vô cùng hứa hẹn. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa để tìm ra biện pháp tốt nhất qua đó có thể ứng dụng đặc tính làm lành vết thương diệu kỳ của nghệ. Liều lượng nghệ sử dụng còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh. Một điều quan trọng cần nhớ là hãy trao đổi với bác sỹ chữa bệnh da liễu trước khi quyết định dùng nghệ để chữa vảy nến.
Phương pháp chữa vảy nến bằng nghệ trên đây chỉ mang tính tham khảo. Muốn đạt được mục đích điều trị người bệnh cần có sự thăm khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, đừng chần chừ, hãy liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng chuyên gia của Phòng khám Đông Phương để được hướng dẫn cách xử trí hiệu quả nhé!
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!