Viêm da bã nhờn có thể xảy ra với bất kì đối tượng nào vì thế nhận biết sớm, xác định đúng nguyên nhân để điều trị kịp thời sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu về những điều này qua thông tin được chia sẻ dưới đây.
Có thể bạn quan tâm:
Bị viêm da bã nhờn do đâu ?
Tuy chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng các chuyên gia da liễu cho biết phần lớn các trường hợp mắc viêm da bã nhờn có liên quan mật thiết với các yếu tố:
– Sự tăng tiết bã nhờn
Những người có tình trạng tăng tiết bã dưới da thường có nguy cơ cao hơn so với người bình thường trong đó đối tượng phụ nữ mang thai hoặc thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ cao nhất.
– Di truyền
Người sinh ra trong gia đình có người thân từng bị viêm da tiết bã sẽ có nguy cơ rất cao và thường khó điều trị triệt để.
– Sử dụng một số loại thuốc tây
Có một số loại thuốc tây khi sử dụng sẽ gây tổn thương tuyến bã dưới da dẫn tới bệnh viêm da tiết bã. Điển hình có thể kể đến: cimetidine, methyldopa, một số loại thuốc thần kinh, thuốc chứa hoạt chất corticoid.
– Mỹ phẩm
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp hoặc lạm dụng nó cũng dễ mắc căn bệnh này.
[el5a1f5a50dc487]
– Rối loạn nội tiết
Sự thay đổi lượng hormon trong cơ thể sẽ làm rối loạn nội tiết, gây ảnh hưởng và gây bệnh viêm da tiết bã nhờn.
Ngoài những nguyên nhân chính trên đây thì một số yếu tố tác động vào thần kinh gây mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên hoặc mắc Parkinson sau viêm não, liệt mặt, động kinh… sẽ có nguy cơ nhiễm viêm da bã nhờn rất cao.
Viêm da bã nhờn có dấu hiệu như thế nào ?
Bệnh viêm da bã nhờn khi xuất hiện ở trẻ em thường biểu hiện đặc trưng là những vảy lớn màu vàng trên da mặt, đầu hoặc vùng quấn tã và thường tự khỏi. Với trường hợp đối tượng mắc bệnh là người lớn thường có hồng ban và vảy ở mặt, da đầu, trước ngực kèm theo ngứa.
– Vùng da bị tổn thương đóng vảy màu trắng hoặc hơi vàng, dễ bong tróc dầu và dính chặt vảy.
– Thương tổn tạo thành mảng bao phủ một vùng da.
– Da bị dầu hoặc nhờn.
– Cảm giác ngứa ngáy dữ dội ở vùng da mắc bệnh
– Bị đỏ nhẹ.
– Có thể gây rụng tóc.
[el5a1f782fe9626]
Điều trị viêm da nhờn như thế nào ?
Đối với trường hợp mắc phải căn bệnh này trên đầu có thể sử dụng dầu gội chống nấm như zinc pyrithione, selenium sulfide, ketoconazol shampoo 2% mỗi lần 2 – 3 lần/tuần. Nếu bệnh nặng có thể bôi gel corticoid hoặc dung dịch lotion trong 1 – 2 tuần.
Trường hợp mắc bệnh tại các nếp gấp có thể bôi các loại dung dịch màu như Milian, Castellani hoặc kem ketoconazol 2%. Các loại kem tacrolimus và pimecrolimus 1% cũng có hiệu quả điều trị rất tốt.
Thuốc điều trị toàn thân có thể dùng itraconazol 200mg đường uống mỗi ngày 2 viên duy trì khoảng 2 tuần. Ngoài ra có thể dùng thuốc bôi, corticoid dạng kem hoặc lotion bôi khoảng 1 – 2 tuần tiếp đó bôi kem pimecrolimus 1%. Mặt khác, tùy theo thể trạng của người bệnh mà áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp và sử dụng kèm các loại vitamin nhóm B, vitamin H, kẽm.
Bên cạnh việc áp dụng điều trị bằng các loại thuốc do bác sĩ chuyên khoa da liễu chỉ định. Người bệnh cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Hạn chế ăn đồ cay nóng và thực phẩm dễ gây nổi mụn. Không thức khuya, làm việc điều độ, uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung nhiều rau xanh…
Mặc dù bệnh viêm da bã nhờn tương đối khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu kiên trì thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ da liễu triệu chứng của bệnh sẽ sớm bị đẩy lùi. Mọi thắc mắc bạn có thể CHAT trực tuyến hoặc liên hệ hotline 0972.666.497 để được giải đáp cụ thể.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!