Tìm kiếm [x]

Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì điều trị hiệu quả

Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp. Mặc dù, là bệnh thường gặp nhưng nhiều người khi mắc vẫn loay hoay không biết chữa viêm da tiếp xúc kiểu gì, viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì hiệu quả. Bài viết sau chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề đó.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm da tiếp xúc là gì ?

Bệnh viêm da tiếp xúc là phản ứng của da khi tiếp xúc với các hóa chất hay vật dụng có khả năng gây dị ứng như: xà phòng, mỹ phẩm, đồ trang sức, cỏ dại(chất độc cây ivy hay cây sồi độc). Hệ quả là da bị đỏ, sưng nề.  Một vài ngày sau sưng nề xẹp xuống và da trở nên khô sau đó bong tróc nhẹ các vảy phấn, vảy cám. Nếu bạn vẫn tiếp xúc với các chất tẩy rửa thì da bong nhiều và trở lên thô ráp hơn. Bị nặng có thể tạo ra các vết nứt gây đau đớn, nứt sâu có thể gây chảy máu.  Thông thường bệnh nhân không ngứa mà chỉ có cảm giác căng rát khó chịu. Đối với người có cơ địa dị ứng bệnh nặng hơn. Nếu bạn bóc vảy da, hay gãi, chà xát thì có thể gây viêm nhiễm hay bị chàm hóa. Lúc đó trên da sẽ xuất hiện thêm các mụn nước, mụn mủ.

Phản ứng của da có thể xảy ra trong lần đầu tiếp xúc với các chất gây dị ứng, nhưng thường thì chúng xuất hiện sau khi tiếp xúc khoảng 5-7 ngày, sau lần tiếp xúc đầu tiên.

Các loại hóa chất gây dị ứng như: hóa chất để pha chế, xăng dầu, nhựa, cao su, thuốc sát trùng, dầu thơm, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc,…

viêm da tiếp xúc

biểu hiện bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng, xảy ra khi da có phản ứng sau khi tiếp xúc với hóa chất lạ. Phản ứng này làm cho cơ thể giải phóng các hóa chất gây viêm khiến da bị ngứa và kích ứng. Nguyên nhân thường gặp của viêm da tiếp xúc dị ứng là do: các loại trang sức(niken, vàng,…); gang tay cao su, nước hoa hay hóa chất trong mỹ phẩm; chất độc cây sồi hay thường xuân.Bệnh thường gặp ở người cơ thể mẫn cảm với dị nguyên gây viêm da tiếp xúc. Ban đầu, tại vị trí da tiếp xúc lại với dị nguyên (khoảng sau 48 giờ) xuất hiện thương tổn. Về sau, mỗi khi da tiếp xúc với dị nguyên thương tổn sẽ xuất hiện nhanh hơn. Thương tổn không chỉ xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với dị nguyên, mà có thể rải rác khắp cơ thể.



Viêm da kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng là loại viêm da thường gặp nhất trong các loại viêm da tiếp xúc, bệnh xảy ra khi da tiếp xúc với một chất độc hại như: axit pin, thuốc tẩy, dầu lửa, bình xịt hơi cay,…Hiện tượng này còn được gọi là hiện tượng chàm tay. Viêm da tiếp xúc kích ứng có thể xảy ra khi da bạn tiếp xúc với các chất ít gây kích ứng nhưng lại phải tiếp xúc nhiều lần như: xà phòng thậm chí cả nước. Người tay thường xuyên tiếp xúc với nước như: bartender, nhân viêm y tế,… rất dễ bị viêm da tiếp xúc kích ứng.

Viêm da tiếp xúc côn trùng

Viêm da tiếp xúc côn trùng xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với bụi phấn từ cánh côn trùng hoặc chất tiết của côn trùng. Bệnh cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc gián tiếp cới côn trùng qua vật dụng như: dây phơi, quần áo, khăn.Ngay sau khi tiếp xúc da ở chỗ tiếp xúc trực tiếp có hiện tượng đỏ, sùng nề, thành các vệt cào hay đám mụn nước, mụn mủ nhỏ liti. Các tổn thương có thể bị trợt và chảy dịch mủ ở trung tâm vết thương. Nếu bị ở mắt thì mi mắt sưng nề, mắt híp lại, có khi phải vài ngày sau mới mở mắt ra được. Tổn thương tại nách dẫn đến trợt nhiều hay loét sâu qua lớp thượng bì. Bệnh này có biểu hiện rất giống bệnh zona thần kinh nên nhiều người còn nhầm lẫn

Triệu chứng bệnh 

Tùy theo mức độ bệnh, thời gian bị bệnh viêm da tiếp xúc có thể cấp hoặc mãn tính

Triệu chứng viêm da tiếp xúc cấp tính: khi bị bệnh bệnh nhân có triệu chứng da dát đỏ, ranh giới rõ, sưng nề, trên bề mặt da có thể có mụn nước, sẩn,  nếu phản ứng mạnh có thể kết hợp lại với nhau thành từng mảng. Bọng nước vỡ, sẽ để lại các vết trợt, chảy dịch sau đó đóng vảy. Có thể có hiện tượng ngứa.

Viêm da tiếp xúc bán cấp  trên da xuất hiện các mảng đỏ nhẹ, dát, kích thước nhỏ, bề mặt da có vảy khô, có khi kèm với những đốm màu đỏ nhỏ hoặc những sẩn chắc, hình tròn.

Viêm da tiếp xúc mãn tính: thường có liken hó, da dày hơn, nếp nhăn da sâu hơn thành những đường kẻ song song hay hình thoi, da bong vảy, xuất hiện các sẩn vệ tinh nhỏ, hình tròn, phẳng, các vết trầy xước dát đỏ. Các thương tổn thứ phát là mảng sẩn ngứa, dát đỏ lan tỏa và hơi thâm nhiễm xa các tổn thương ban đầu, có tính đối xứng. Viêm da tiếp xúc dị ứng trên mặt có các dát đỏ rải rác, các mụn nước nhỏ xuất hiện, có thể cả hồng ban nhưng hiếm hơn, tổn thương hình huy hiệu. Một số người bệnh lan tỏa toàn thân. Triệu chứng cơ năng có thể là ngứa nhiều và nhức nhối , đau đớn nếu bệnh nặng.

viêm da tiếp xúc côn trùng

kiến ba khoang thủ phạm gây nên viêm da tiếp xúc côn trùng

Theo vị trí xuất hiện trên cơ thể

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng ở da đầu: da đầu có hiện tượng đỏ bong vảy khô, có khi bong vảy phấn nhiều, rất ngứa, nếu không tiếp xúc với dị nguyên bệnh có thể giảm dần.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt(viêm da mặt): da đỏ, sưng nề, mụn nước, tiết dịch. Có thể do bôi trực tiếp vào da mặt các thuốc, mỹ phẩm hoặc các dị nguyên trong môi trường làm việc và sinh hoạt hoặc bị viêm da tiếp xúc do ánh nắng.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mí mắt: nguyên nhân gây lên thường có liên quan tới việc sử dụng thuốc nhỏ mắt. Các tổn thương thường phù nề, kèm theo hiện tượng với viêm kết mạc.
  • Dái tai: chủ yếu do tiếp xúc với kim loại( đeo hoa tai) bệnh với biểu hiện da đỏ, bong vảy nhẹ, đôi khi xuất hiện mụn nước, tiết dịch, bội nhiễm.
  • Ở môi: viêm da tiếp xúc dị ứng ở môi sẽ có hiện tượng bong vảy da môi, đôi khi nứt môi, tiết dịch, hiện tượng phù nề, ngứa đau rát hiếm gặp hơn.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng ở tay: hay gặp nhất là ở mu bàn tay, biểu hiện cấp tính là xuất hiện những mụn nước và tiết dịch, còn giai đoạn mạn tính thì da khô và bong vảy, có tổn thương móng. Viêm da tiếp xúc ở ngón tay thường gặp ở đầu bếp, nha sĩ do tiếp xúc nhiều với thực phẩm, hóa chất.
  • Ở bàn chân: thường gặp ở mu bàn chân hơn lòng bàn chân. Trường hợp mạn tính thương tổn ở phần trước bàn chân thường kèm theo thương tổn móng giống như ở bàn tay.
  • Ở bộ phận sinh dục: khi bị bệnh ở cơ quan sinh dục nam giới sẽ có hiện tượng phù nề ở bìu, bao quy đầu, còn nữ giới thì thấy ngứa ở môi lớn, có mụn nước, tiết dịch.

Nếu bị viêm da tiếp xúc lâu ngày, bệnh nhân thường xuyên gãi kéo dài có thể làm tăng cường độ ngứa, dẫn đến viêm da thần kinh(là hiện tượng mà một vùng da thường xuyên bị trầy xước trở lên dày hơn). Gãi liên tục có thể khiến da bị bội nhiễm, khi khỏi có thể để lại sẹo thâm xấu xí hoặc thay đổi màu da.



Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì ?

Viêm da tiếp xúc dùng thuốc gì? là câu hỏi của hầu hết bệnh nhân bị căn bệnh này. Dù bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc hay viêm da cơ địa, viêm da dị ứng thì các bác sĩ cũng tùy thuộc tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng bằng các loại thuốc khác nhau.

viêm da tiếp xúc

khi bị viêm da tiếp xúc bệnh nhân nên bổ sung vitamin A

Thuốc chữa viêm da tiếp xúc cấp tính

Ỏ giai đoạn này bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc chống viêm và phù nề. Thường là dùng  corticosteroide đường tiêm hoặc uống, với liều trung bình và giảm dần trong thời gian khoảng 2-3 tuần. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng corticosteroide dạng gel tại chỗ hoặc bôi hồ nước đến khi tổn thương khô, sau đó mới bôi dạng corticosteroide cream.

Thuốc chống ngứa cũn rất cần thiết khi điều trị viêm da tiếp xúc: thông thường là thuốc kháng histamin dường uống, tốt nhất là kết hợp thuốc kháng histamin thế hệ 1 với thế hệ 2. Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 như: chlorpheniramine, hydroxyzine… có khả năng gây buồn ngủ vì thế nên uống vào ban đêm và người lái xe hay vận hành máy móc thì không nên sử dụng. Thuốc Chlorpheniramine là thuốc chữa viêm da tiếp xúc phụ nữ có thai có thể dùng được. Thuốc thế hệ 2 (cetirrizin, levocetirizin…) ít gây buồn ngủ hơn nên có thể dùng được cả ban ngày và ban đêm.

Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn hay có nguy cơ nhiễm khuẩn thì có thể dùng thuốc kháng sinh tại chỗ, bị nặng có thể dùng kháng sinh uống hoặc tiêm.

Bị viêm da tiếp xúc tổn thương nặng tiết dịch nhiều kèm theo nhiễm khuẩn thì có thể sử dụng dung dịch thuốc  1/10.000 tắm giúp làm săn da và sát khuẩn.

Bổ sung thêm các loại vitamin A, E,C, kẽm, để tăng sức đề kháng. Vì nếu sức đề kháng của bạn không tốt có thể làm bệnh trầm trọng hơn và có thể mắc một số bệnh tự miễn khác như bệnh vảy nến

Với bệnh nhân bị tổn thương nhẹ có thể sử dụng corticosteroide đường uống, kết hợp với corticosteroide dạng kem hay mỡ bôi tại chỗ. Có thể chống ngứa bằng thuốc kháng histamin đường uống, cũng kết hợp với bổ sung thêm vitamin. Để khủ trùng vết thương có thể dùng dung dịch thuốc tím để rửa.

Cách chữa bệnh viêm da tiếp xúc mạn tính

Với bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc mạn tính thì có thể chống ngứa bằng thuốc kháng histamin. Dùng thuốc mỡ corticosteroide trung bình kết hợp với salisic 5% bôi tại chỗ. Khi thương tổn khô có thể dùng xen kẽ mỡ corticosteroid với sản phẩm không chứa corticosteroid có tác dụng làm mềm da để tránh tái phát( ure E, AHA… ). Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định. Đây là loại thuốc chữa viêm da tiếp xúc khá hiệu quả

Dùng kháng sinh: Loại kháng sinh thường được điều trị viêm dưới da là : Peniciilin, amoxciilin….Các loại thuốc kháng sinh đường uống, đường tiêm tĩnh mạch cho hiệu quả nhanh hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý cần thiết

Khi điều trị viêm da dị ứng, bệnh nhân nên tránh xa các tác nhân gây viêm da tiếp xúc như: hóa chất, vật dụng kim loại.

Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với hóa chất thì nên có biện pháp bảo hộ thích hợp như: gang tay, ủng, quần áo,…

Không nên gãi ngứa, vì gãi có thể làm cho tổn thương da trầm trọng hơn, thậm chí bội nhiễm.

Viêm da tiếp xúc có lây không? Theo các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa đông phương có thể lây nếu bạn gãi hay sờ tay vào chỗ tiết dịch sau đó sờ tay lên vùng da khác có thể làm cho tổn thương da lây lan thêm. Nếu dây dịch tiết sang người khác đặc biệt là các em bé sơ sinh có thể làm cho em bé bị lây bệnh.

Hãy gọi ngay đến số 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC