Cách chữa viêm da dị ứng an toàn hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi bệnh nhân khi gặp phải căn bệnh này bởi đây là bệnh mãn tính, khó chẩn đoán và khó điều trị viêm da dị ứng. Bệnh với các biểu hiện ngứa rát, tổn thương trên da, gây ra nhiều phiền toái làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Làm sao để chữa viêm da dị ứng hiệu quả
Để điều trị bệnh viêm da dị ứng hoặc một số bệnh da liễu khác như vảy nến, vảy cá,… đem lại hiệu quả cao thì bệnh nhân, các thành viêm trong gia đình và bác sĩ phải có sự hợp tác để xây dựng phác đồ điều trị. Kế hoach điều trị được xây dựng dựa trên: độ tuổi, triệu chứng bệnh, và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Khi điều trị người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ da liễu. Lưu ý chăm sóc da và thay đổi lối sông phù hợp thì các triệu chứng viêm da dị ứng sẽ thuyên giảm.
Mục tiêu của mọi cách trị viêm da dị ứng đều nhằm chữa lành vùng da bị tổn thương và ngăn chặn tấy đỏ. Các bác sĩ sẽ giúp bạn:
- Tạo thói quen chăm sóc da tốt hỗ trợ cho việc điều trị viêm da dị ứng
- Tránh những tác nhân gây dị ứng, tấy đỏ da như: bụi, phấn hoa, thực phẩm gây dị ứng,…
- Điều trị triệu chứng bệnh khi xuất hiện.
Các cách chữa viêm da dị ứng an toàn
Cách trị viêm da dị ứng bằng thuốc Tây
Giảm viêm, giảm ngứa, tránh bệnh bùng phát trong tương lai là mục đích của việc điều trị. Đơn thuốc thông thường là các loại kem chống ngứa da cộng với các biện pháp tự chăm sóc da để kiểm soát bệnh viêm da dị ứng nhẹ.
Viêm da dị ứng và cách điều trị thường ngày
Để hỗ trợ các cách điều trị viêm da dị ứng hiệu quả người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích thích da như: vật nuôi trong nhà, bụi, thức ăn gây dị ứng.
Điều trị da khô cũng rất quan trọng: có thể sử dụng các loại thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng có khả năng làm dịu da, hydrat hoá và tái tạo lớp hydro lipid của da. Bạn nên chọn các loại kem trung tính, không chất thơm và chất bảo quản. Kem này phải chứa các chất có khả năng giữ nước ở lớp sừng. Kem Mannitol và glycerin trong cấu trúc có những nhóm hydroxyl háo nước, acid lactic có khả năng thâu tóm nước, ure cũng có tác dụng tương tự nhưng có thể gây kích ứng và khó dung nạp đối với trẻ em. Các phân tứ như: collagen và acid hyaluronic tạo một lớp phim trên bề mặt hạn chế mất nước trên da. Các cholesterol, phospholipid và acid béo thiết yếu giúp tái tạo lớp sừng.
Các chất làm dịu da cũng là một loại thuốc bôi trị viêm da dị ứng, bệnh nhân nên bôi một đến hai lần mỗi ngày, nên bôi chúng trên các vùng da khô và vùng da dị ứng đang đỡ, dùng tiếp nối khi điều trị viêm da bằng corticoid bôi da hoặc tacrolimus. Không nên bôi chất làm dịu ở thời kì bộc phát bệnh và tránh các chế phẩm có dầu hạnh nhân, vừng, hạt dẻ vì chúng có thể gây dị ứng.
[el5a1f5a50dc487]
Cách chữa viêm da dị ứng trong đợt phát bệnh
Giai đoạn này bệnh nhân có triệu chứng bệnh viêm da dị ứng là ngứa nhiều ở vùng da bị tổn thương nên nhất thiết phải sử dụng cách chữa viêm da dị ứng bằng thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ. Vậy viêm da dị ứng bôi thuốc gì?
Thuốc corticoid bôi da(dermocorticoid): đây là thuốc chủ chốt để chống viêm da, nó có tác dụng chống viêm làm co mạch, ức chế chức năng của bạch cầu, làm biến đổi các phản ứng miễn dịch, chống tăng sinh làm hạn chế sự tổng hợp collagen nếu dùng lâu dài có thể dẫn đến tác dụng phụ như teo da.
Corticoid bôi da(dermocorticoid) chia thành 4 nhóm tùy theo mức độ mạnh của thuốc gồm: rất mạnh, mạnh, vừa, yếu. Người lớn có thể dùng dermocorticoid mạnh nếu tổn thương toàn thân, còn thuốc dermocorticoid vừa dùng cho tổn thương ở mặt hoặc tổn thương diện rộng. Dermocorticoid rất mạnh chỉ dùng thời gian ngắn trên các mảng tổn thương nhỏ và nhạy cảm với corticoid để cho tác dụng tức thời. Dermocorticoid yếu ít khi sử dụng trong chữa viêm da dị ứng.
Liều lượng: bôi thuốc điều trị viêm da dị ứng mỗi ngày 1 lần khoảng 10 ngày cho đến khi triệu chứng viêm da dị ứng thuyên giảm. Sau đó có thể cách 1-2 ngày bôi một lần. Khi bôi nên bôi vào buổi tối. Ở người lớn, không nên bôi quá 50g dermocorticoid mạnh mỗi tuần. Nếu sử dụng thuốc để điều trị viêm da dị ứng ở mặt thì không nên bôi vượt quá 20g. Để tránh tác dụng phụ tại chỗ, chỉ được bôi dưới 500g cho thân thể trong 6 tháng.
Lưu ý: Dermocorticoid rất mạnh chống chỉ định với bé bị viêm da dị ứng và trẻ em còn bú; hết sức thận trọng khi dùng dermocorticoid ở mí mắt vì có thể gây đục thủy tinh thể và glaucome.
Tác dụng phụ: tác dụng phụ có thể gặp là teo da, giãn mạch, rạn da, rậm lông, giảm sắc tố, bội nhiễm. Trẻ em có thể dẫn đến chậm lớn hoặc suy thượng thận.
Thuốc Tacrolimus(Protopic) : được sử dụng khi bệnh nhân bị viêm da dị ứng nặng điều trị dermocorticoid đúng cách mà vẫn không đáp ứng. Thuốc có tác dụng ức chế sự tổng hợp và giải phóng các cytokin gây viêm, không gây teo da và có thể bôi được cả vùng tổn thương ở thân và mặt kể cả mi mắt.
Lưu ý khi sử dụng cách trị viêm da dị ứng bằng thuốc :
- Không nên bôi lên niêm mạc, trên da nhiễm khuẩn hay dưới băng kín.
- Nên dùng thuốc ngắn hạn hay dùng dài hạn thì phải ngắt quãng
- Chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tháng tuổi và người bị suy giảm miễn dịch. Trẻ từ 2-16 tuổi chỉ nên sử dụng liều 0,03 %.
- Chỉ bôi một lớp thuốc mỏng ngày 2 lần cho trong 2 tuần nếu không có hiệu quả thì ngừng sử dụng.
- Khỏng thời gian giữa bôi thuốc dịu da và thuốc Protopic phải cách nhau 2 giờ
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi điều trị. Việc sử dụng thuốc phải cần có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa
- Tác dụng phụ: Có thể gặp là bỏng hoặc ngứa, đặc biệt là những ngày đầu điều trị. Nếu có bội nhiễm phải dừng ngay
Các loại thuốc điều trị bệnh viêm da dị ứng toàn thân
Đối với trường hợp viêm da dị ứng nặng ở người lớn, sau khi điều trị bằng các cách khác không thành công thì có thể sử dụng ciclosporin (Neoral, Sandimmun) liều 2,5-5mg/kg/ngày. Chỉ dùng thuốc trị viêm da dị ứng thời gian ngắn khoảng 8 tuần.
Thuốc kháng histamin: thuốc giúp làm giảm triệu chứng viêm da dị ứng, bạn có thể sử dụng thuốc này để kiềm chế cơn ngứa, hạn chế hành động gãi. Tuy nhiên thuốc kháng histamin này có hiệu quả thất thường. Không nên dùng thuốc kháng histamin nhóm phenothiazin khi đi ra nắng nhiều do nhạy cảm ánh sáng.
Thuốc chống nhiễm khuẩn: nếu bé bị viêm da dị ứng có biểu hiện chốc lở, chảy nước thì cần dùng thuốc kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng. Bạn có thể sử dụng thuốc sát khuẩn sau khi tắm sau đó tráng kĩ. Có thể dùng tại chỗ các dung dịch sát khuẩn dạng dung dịch nước hoặc có bọt. Có thể phối hợp dùng thuốc làm dịu da và thuốc kháng khuẩn, nên dùng xen kẽ các thuốc sát khuẩn. Các loại kháng sinh liệu pháp tại chỗ như acid fusidic có tác dụng khi bị nhiễm khuẩn khu trú nông. Một số trường hợp cần phải sử dụng cả kháng sinh đường uống như: penicilin.
Cách chữa viêm da dị ứng bằng Đông y
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc điều trị viêm da dị ứng ở trên, một số bệnh nhân cũng lựa chọn cách chữa viêm da dị ứng bằng thuốc nam, hoặc Đông y. Trong đông y nguyên tắc để “giã từ” viêm da dị ứng là điều trị” cả trong lẫn ngoài” để loại bỏ được triệu chứng bệnh, chống tái phát. Có thể phục hồi những tổn thương bên ngoài, xoa dịu mẩn ngứa, đỏ, phát ban trên da do viêm da dị ứng gây nên bằng cách sau:
Cách 1: Lấy vỏ chuối tiêu với lượng nước vừa phải sắc lấy nước. Sau đó dùng chiếc khăn bông sạch thấm nước vừa sắc bôi chườm lên vùng da bị ngứa, hay dùng vỏ chuối đăp lên vùng da đó.
Cách 2: Giã nát vỏ quýt và thêm một chút muối và nước sôi. Lấy bông sạch thấm dung dịch đó chấm lên chỗ ngứa trong 20 phút. Cảm giác ngứa sẽ mau chóng chấm dứt. Đây cũng là cách chữa viêm da dị ứng ở mặt an toàn, giúp khôi phục làn da bị dị ứng trả lại chị em làn da mịn màng.
Bài 2: giã nát vỏ quýt rồi cho thêm một chút nước sôi và muối. Dùng bông sạch thấm vào dung dịch vừa thu được rồi chấm lên chỗ ngứa trong khoảng 20 phút. Cảm giác ngứa rát sẽ nhanh chóng mất đi.
Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây viêm da dị ứng là do âm hư huyết táo, huyết hư sinh phong, gây ngứa. Vì thế để khắc phục tình trạng đó, tăng cường hệ miễn dịch có thể sử dụng các bài thuốc như:
Bài thuốc 1: chuẩn bị Đương quy, sinh địa, bạch thược mỗi loại 15g, 20 g đan sâm; phòng phong, king giới, bạch tật lê mỗi loại 10g sắc uống. Uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần sáng, trưa, chiều. Phần bã thuốc bạn nên sắc lại để lấy nước rửa vùng da bị ngứa. Bài thuốc giúp dưỡng huyết, nhuận táo, trị ngứa hiệu quả. Với cách điều trị bệnh viêm da dị ứng bằng bài thuốc Đông y này bạn hoàn toàn có thể chấm dứt tình trạng ngứa ngáy của do viêm da dị ứng và nổi mề đay
Bài thuốc 2: 50g Dạ giao đằng; khổ sâm, xà sàng tử mỗi thứ 20g, 30g kinh giới, 5g hoa tiêu . Nếu bị ngứa nhiều bạn có thể thêm vị thuốc mẫu đơn. Bạn uống mỗi ngày một thang, bã thuốc cũng có thể sắc lại để rửa chỗ ngứa.
[el5a1f782fe9626]
Liệu pháp TBW khắc chế viêm da dị ứng
Đây là bước đột phá mới trong công nghệ loại bỏ bệnh viêm da dị ứng dựa trên nguyên lý trị liệu loại bỏ căn nguyên, khắc chế triệu chứng, nâng cao kháng nguyên của cơ thể trước các nhân tố gây bệnh.
Ưu thế của liệu pháp:
Trị liệu toàn diện
Vừa loại bỏ triệu chứng vừa tiêu diệt căn nguyên, liệu pháp đẩy lùi bệnh toàn diện và tái tạo sức sống cho làn da
Cá nhân hóa trị liệu
Đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp với từng bệnh nhân dựa trên kết quả chẩn đoán về nguyên nhân và mức độ bệnh của từng người bệnh.
Trị liệu nhanh chóng
Áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp trị liệu song song, rút ngắn thời gian trị liệu, tiết kiệm thời gian, chi phí.
An toàn, không biến chứng
Kết hợp dùng thuốc đông y và vật lí trị liệu nên giảm bớt được áp lực của việc dùng thuốc tây để bôi và uống.
Trên đây là cách chữa viêm da dị ứng cực an toàn và hữu hiệu. Tuy nhiên để đạt hiệu quả chữa bệnh viêm da dị ứng tốt nhất bệnh nhân đừng quên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh sử dụng các loại mỹ phẩm,… để ngừa sự quay trở lại của viêm da dị ứng.
Mọi thắc mắc cần lời giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!
[el594c58b23a38a]