Tìm kiếm [x]

Bệnh chàm da cơ địa những mẹo hay trong điều trị nên biết

Bệnh chàm da cơ địa có tỷ lệ người mắc ngày càng gia tăng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến tâm lí và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bạn đã biết gì về chàm da cơ địa? Hãy tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Chàm cơ địa có triệu chứng như thế nào ?

Dù xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể thì bệnh chàm da cơ địa đều gây ra sự ngứa ngáy. Một số trường hợp triệu chứng này khởi phát trước khi mụn nhọt xuất hiện, khi thấy cảm giác này cũng là lúc các vết mụn có ở ở mặt, cổ tay, bàn tay, sau đầu gối hoặc bàn chân…

Mặt khác, tại khu vực thương tổn còn xuất hiện tình trạng da khô, dày lên hoặc nổi vảy. Những người có làn da sáng thì tại khu vực bệnh ban đầu có màu đỏ sau đó chuyển sang nâu. Với những người có da tối màu hơn thì chàm cơ địa có thể ảnh hưởng đến sắc tố da và khiến cho khu vực bị bệnh da tối màu hơn hoặc sáng màu hơn. Nếu bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh sẽ gây ra các vết mụn gây ngứa khiến da khô cứng và rỉ nước.

>>> Gửi hình ảnh bệnh để được chẩn đoán online miễn phí

Tại sao mắc bệnh chàm da cơ địa ?

– Di truyền

Căn nguyên này có tỷ lệ khá cao. Những người tiền sử gia đình có ông bà, cha mẹ từng mắc bệnh chàm da cơ địa thường có nguy cơ cao nhất đối với căn bệnh này.

– Mắc một số bệnh lí

Người mắc bệnh hen, bệnh về gan, viêm mũi dị ứng… có thể sẽ bị chàm cơ địa.

– Tiếp xúc với đồ vật gây ngứa như đồng hồ, dây lưng, các loại trang sức hoặc phụ kiện.

– Cơ thể dị ứng với một số chất

Một số loại thức ăn như hải sản, trứng, sữa, thịt gà, đậu tương, lạc…; không khí; các chất thải bẩn… cũng dễ khiến chàm da cơ địa hình thành ở những người có cơ địa nhạy cảm.

Bệnh chàm da cơ địa do ăn phải 1 số thức ăn dị ứng

Một số thực phẩm khi người bệnh ăn vào cũng dẫn đến bệnh chàm da cơ địa

– Cơ thể có sức đề kháng kém nên khó chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.

Thường thì bệnh chàm da cơ địa dễ xảy ra với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nhưng hiện nay tỷ lệ người trưởng thành mắc căn bệnh này đã ngày càng nhiều hơn.

Có thể điều trị chàm da cơ địa bằng phương pháp nào ?

Mục tiêu trị liệu chàm cơ địa nhằm làm thuyên giảm và ngăn ngừa cảm giác ngứa ngáy do bệnh gây ra. Do căn bệnh này khiến da bị khô và ngứa nên các thuốc bôi ngoài da và kem được khuyên dùng để giữ ẩm cho da. Những sản phẩm này thường được dùng khi da đang ẩm, như sau khi ngâm mình, để giúp da giữ độ ẩm. Các miếng gạc lạnh có thể được dùng để làm giảm sự ngứa ngáy.



Đối với bệnh chàm da cơ địa, một số loại thuốc không kê đơn có thể được sử dụng nhằm mục đích giảm viêm như kem hydrocortisone 1% hoặc các loại thuốc mỡ và kem được kê đơn có chứa corticosteroid. Trường hợp vùng bị ảnh hưởng bị nhiễm trùng người bệnh cũng có thể sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn gây nên sự nhiễm trùng.

Ngoài ra, một số phương thức điều trị khác như sử dụng kháng histamine để giảm bớt sự ngứa ngáy, quang trị liệu và thuốc cyclosporine cho những người có tình trạng bệnh đã điều trị bằng các phương pháp khác nhưng bệnh không cải thiện cũng được khuyên dùng.

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh chàm da cơ địa và nhanh chóng nhận diện bệnh để có biện pháp điều trị triệt để và tránh xa những tác nhân có thể gây nên căn bệnh này. Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể uống đủ nước mỗi ngày… để phòng ngừa tình trạng tái phát bệnh.

Trong tình huống chưa biết cách xử trí an toàn với bệnh bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám Đông Phương, địa chỉ 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để các chuyên gia để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC