Bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở 5 năm đầu đời và phổ biến nhất ở 6 tháng đầu tiên với diễn biến thất thường, khi bệnh nhẹ, khi bình thường và đôi khi lại diễn biến nặng nề khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, cha mẹ bất an.
Lí giải nguyên nhân bệnh chàm da ở trẻ em
Các chuyên gia da liễu cho rằng tuy chưa tìm ra chính xác được nguyên nhân gây bệnh chàm da ở trẻ em nhưng về cơ bản, có thể xem 3 yếu tố sau là căn nguyên chủ đạo:
– Cơ địa, cơ thể trẻ em
+ Bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền, vì thế nếu gia đình có người từng mắc bệnh chàm thì nguy cơ trẻ mắc căn bệnh này rất cao.
+ Rối loạn các hoạt động chức năng của cơ thể như thần kinh, bài tiết, tiêu hóa, thay đổi nội tiết cơ thể… cũng có thể dẫn đến chàm da.
+ Trẻ mắc phải một số căn bệnh như viêm mũi xoang, viêm gan, suyễn, viêm đại tràng, viêm tai, bệnh về thận… là những đối tượng có nguy cơ cao với bệnh chàm da.
[el594c2144b4ef2]
– Dị nguyên khác
+ Tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh như thuốc nhuộm, dầu mỡ, xi măng…
+ Tiếp xúc với đồ dùng hàng ngày gây dị ứng như chăn màn, quần áo, giày dép, khăn len…
+ Ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp với cơ địa như cá biển, mực, tôm, cua…
– Sức đề kháng yếu, chế độ ăn uống thiếu khoa học
+ Những trẻ có sức khỏe và khả năng đề kháng bị hạn chế sẽ dễ dễ phát sinh và nhanh chóng lây bệnh trên bề mặt rộng của da.
+ Thường xuyên có chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin, thiếu cân bằng, ăn nhiều thức ăn có đạm cao như cua, tôm, bò, vịt xiêm, gà…
Cha mẹ cần sớm nhận biết dấu hiệu bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu điển hình của bệnh chàm da ở trẻ em là tình trạng ngứa và mụn nước xuất hiện trên bề mặt da. Các mụn nước thường tập trung thành từng chùm trên nền da đỏ gọi là hồng ban. Sự tiến triển của bệnh trải qua 5 giai đoạn chính:
– Giai đoạn tấy đỏ
+ Khởi phát bằng cảm giác ngứa ngáy và xuất hiện màng đỏ.
+ Bề mặt da có những hạt nhỏ màu hơi trắng nhanh chóng chuyển thành mụn nước.
Gửi hình ảnh bệnh >>> Chẩn đoán online miễn phí, tránh điều trị sai hướng
– Giai đoạn nổi mụn nước
+ Trên nền da đỏ có các mụn nước với kích thước nhỏ, chúng có thể lan ra vùng da lành, đôi khi hợp lại tạo thành mụn nước lớn.
+ Những mụn nước nhỏ rất nông, chứa dịch trong được sắp xếp thành mảng chi chít và dày đặc. Cũng có trường hợp nhiều đợt mụn nước nổi lên ở các giai đoạn khác nhau.
– Giai đoạn chảy nước
+ Mụn nước có thể bị vỡ do gãi ngứa hoặc vỡ dập tự nhiên.
+ Mảng chàm lỗ chỗ nhiều vết trợt, dễ bị bội nhiễm.
– Giai đoạn da nhẵn
+ Sự xuất tiết giảm dần, chảy nước vàng và có huyết thanh đọng lại trên mặt da tạo thành những vảy tiết dày. Các vảy tiết khô và bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng.
+ Thời gian diễn ra của giai đoạn này khá nhanh: chỉ khoảng 1 – 3 ngày.
– Giai đoạn bong vảy da
+ Lớp da mỏng vừa tái tạo tự rạn nứt rồi bong vảy thành mảng dày hoặc vụn giống như cám.
+ Vùng da chịu thương tổn dày lên và tăng sắc tố.
Ngoài những dấu hiệu bên ngoài nêu trên thì xuyên suốt quá trình bị bệnh đều gây cảm giác ngứa nên dễ gãi gây bội nhiễm tạo nên tổn thương khó lành trên da. Giai đoạn bệnh bị chảy nước và hình thành da nhẵn, cơ thể thay đổi về nhiệt độ khiến cho vùng da bị bệnh nóng ran khó chịu.
>>> Phương pháp điều trị nào an toàn với trẻ?
Phương hướng điều trị bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh
Điều trị bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh cần đảm bảo nguyên tắc cơ bản là tránh xa những tác nhân có khả năng gây kích ứng da, giữ ẩm thường xuyên cho da để giảm bớt tình trạng khô da đồng thời sử dụng một số loại thuốc giúp giảm tình trạng viêm nhiễm khi cần thiết. Thậm chí dù bệnh chưa xuất hiện, cha mẹ vẫn nên thoa kem hoặc dầu dưỡng ẩm mỗi ngày, sử dụng dầu tắm có thể giúp da trẻ được tăng cường độ để ngăn chặn bùng phát bệnh chàm.
Khi bệnh trở nên nặng hơn, nên sử dụng thuốc mỡ hoặc kem steroid tại chỗ trong một thời gian ngắn. Nếu bệnh vẫn chưa thuyên giảm, có thể bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc kháng histamine hoặc steroid đường uống. Trường hợp bị viêm nhiễm, có thể sẽ được kê toa một số loại thuốc kháng sinh đường uống hoặc thoa khác. Cũng có một số trường hợp trẻ sẽ cần làm xét nghiệm dị ứng nhằm làm rõ nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ.
Do trẻ chưa ý thức được việc kiểm soát gãi ngứa nên rất dễ rơi vào tình trạng chà xát hoặc gãi làm tổn thương gây nhiễm trùng da, đặc biệt là nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu gây mưng mủ khiến trẻ dễ bị sốt. Vì thế cha mẹ cần quan sát chuyển biến bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh để khi cần thiết, cần nhanh chóng đưa trẻ đến địa chỉ da liễu uy tín để có biện pháp khắc phục an toàn, hiệu quả.
Chuyên gia của phòng khám da liễu Đông Phương chia sẻ, khi trẻ bị chàm da, cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đồng thời vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho trẻ, tránh làm bệnh nặng thêm. Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên cho trẻ sẽ kiểm soát được sự phát triển của bệnh.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!
[el594c59a60e515]