Tìm kiếm [x]

Bé bị chàm sữa ở mặt phải làm thế nào ?

Bé bị chàm sữa ở mặt là một hiện tượng khá phổ biến mà một bộ phận lớn trẻ nhỏ hiện nay đang gặp phải. Tuy rằng căn bệnh này không hề gây ra nguy hiểm đến sức khỏe của bé nhưng lại dẫn đến một số triệu chứng căng da ngứa ngáy khó chịu thậm chí là chảy máu trên da trẻ khiến bố mẹ rất xót xa. Vậy bệnh chàm sữa có chữa khỏi không mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm:

Chàm sữa là gì ?

Chàm sữa còn có tên gọi khác là lác sữa, đây là một giai đoạn ban đầu của bệnh lí chàm thể tạng. Thường thì bệnh xuất hiện vào thời điểm trẻ từ 2 tháng tới 2 tuổi nguyên nhân chủ yếu là do di truyền. Tức là chỉ cần trong gia đình bạn có người có tiền sử bị hen phế quản, chàm thể tạng hoặc là viêm mũi dị ứng thì những đứa trẻ hoàn toàn có thể bị chàm sữa. Chứng bệnh này nếu như để tái phát nhiều lần sẽ hình thành chàm thể tạng nên cũng có thể coi đây là một trong những giai đoạn đầu của chứng chàm thể tạng.

Đọc nhiều nhưng chưa rõ >>> TƯ VẤN NGAY

Chàm sữa được phân ra làm 3 dạng:

Chàm sữa cấp tính: Biểu hiện bằng sự xuất hiện của các nốt hồng ban, bóng nước kèm theo mụn nước rỉ dịch tương đối giống như bị ban xuất huyết. Đi cùng với những dấu hiệu này là những cơn ngứa ngáy dữ dội khiến cho bé bị chàm sữa hay khóc thét về đêm.

Chàm sữa mạn tính: khi mắc phải tình trạng này trên da trẻ mọc lên những mảng da dày, khô ráp đau rát, ngoài ra còn có những đường rãnh sẻ ngang dọc chạy trên da và sự thay đổi đột ngột sắc tố da sau viêm nhiễm.

Chàm sữa bán cấp:  đây là một dạng thương tổn trung gian giữa chàm sữa cấp tính và mạn tính.

Nguyên nhân bé bị chàm sữa

Bé bị chàm sữa phải làm sao ?

Một số triệu chứng nhận biết bé bị chàm sữa ở mặt

  • Khi bạn chạm vào da mặt bé sẽ cảm thấy sự thô ráp chứ không hề mịn màng và có những vảy nhỏ li ti.
  • Da trẻ khô ráp không có độ đàn hồi khi kéo căng, phá hủy và có thể đi kèm theo các mảng da mẩn đỏ. Trẻ thường xuyên lấy tay để tự gãi lên trên mặt mình
  • Trẻ xuất hiện những triệu chứng dị ứng của bệnh lí hen xuyễn hoặc viêm mũi.
  • Tên một số vùng da nhất là tại mặt và những chỗ bị gập như ở khuỷu tay, cổ, mu bàn tay và sau đầu gối .. xuất hiện những mảng da khô ráp và mẩn đỏ.
  • Trẻ thường xuyên ngủ không ngon giấc, hay giật mình.


Nguyên nhân nào dẫn đến bé bị chàm sữa

Hiện tại vẫn chưa thể xác định rõ được nguyên nhân nào dẫn đến bệnh chàm sữa này tuy nhiên bệnh rất hay gặp phải ở những đối tượng có cơ địa dễ bị dị ứng. Bố mẹ bị hen suyễn, mề đay, dị ứng da thì con có nguy cao bị mắc bệnh.

Bên cạnh cớ địa dị ứng thì bệnh có sự tác động rất lớn từ các chất gây dị ứng. Những chất này có thể được tạo nên từ sự thay đổi của quá trình chuyển hóa sinh học trong cơ thể hoặc là từ những yếu tố bên ngoài môi trường như nấm mốc, khói bụi, bọ chét, lông động vật…

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến căn bệnh này đó là các rối loạn liên quan đến đường tiêu hóa, thức ăn của trẻ (sữa, trứng…), cách thức mẹ cho trẻ bú…

chia sẻ cách chữa chàm sữa với dầu dừa

Cách chữa chàm sữa với dầu dừa

Cách chữa chàm sữa ở trẻ nhỏ

Một số lời khuyên của các bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương ở Hà Nội cho các bà mẹ đang có bé bị chàm sữa như sau:

– Đối với trẻ bạn phải tạo được sự hợp tác giữa trẻ và mẹ

– Tuyệt đối không nên để cho trẻ gãi mà hãy tìm cách làm cho trẻ quên đi cơn ngứa

– Tập trung quan sát sự thay đổi của trẻ khi tiếp xúc trong những môi trường khác nhau

– Tìm hiểu thêm kiến thức và hướng dẫn các thành viên trong gia đình về bênh, từ đó có được sự đồng cảm với trẻ

– Giảm bớt căng thẳng của bạn và bé

– Nếu như tình trạng bệnh chàm kéo dài cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

– Bạn cũng chớ nên lạm dụng kháng sinh liều cao trong điều trị chàm sữa trừ trường hợp đã chuyển sang bội nhiễm nhưng tuyệt đối cẩn trọng với khả năng sốc phản vệ ở trẻ.

Trong giai đoạn trẻ mới đang bị chàm cấp tính các mẹ có thể làm giảm cơn ngứa của trẻ với cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa. Tuy rằng đây chỉ là cách làm giảm bớt tình trạng ngứa cho bé nhưng rất tốt đấy các mẹ cùng làm nhé. Hằng ngày sau khi tắm xong cho trẻ bạn lau thật khô người cho trẻ đặc biệt là trên vùng da bị chàm sữa của trẻ. Sau đó bôi lên một lớp mỏng dầu dừa nguyên chất, để nguyên như vậy trong khoảng 15 phút rồi lấy khăn giấy thấm bớt dầu dừa đi. Làm thường xuyên như vậy các mẹ sẽ thấy sự tiến triển trong chứng bệnh mà trẻ đang gặp phải, da trẻ sẽ bớt thô ráp và trẻ không còn quấy khóc như trước nữa. Chúc các bạn thành công !

Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC