Viêm da dị ứng là bệnh mãn tính về da trong đó da xảy ra hiện tượng viêm nhiễm. Khi mắc viêm da dị ứng điều bệnh nhân nào cũng quan tâm là thuốc trị viêm da dị ứng nào tốt nhất, trị bệnh nhanh khỏi nhất vì viêm da dị ứng gây ra các triệu chứng như đỏ sa, sưng, rạn nứt, rỉ nước, ngứa, đóng vảy và bong tróc vảy. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.
Có thể bạn quan tâm:
Thuốc trị viêm da dị ứng nào tốt nhất điều ai cũng muốn biết
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng hiện nay chưa sáng tỏ, nhưng theo các chuyên gia chữa bệnh da liễu thì đó là do yếu tố di truyền và môi trường. Các triệu chứng viêm da dị ứng thay đổi tùy người. Triệu chứng viêm da dị ứng điển hình nhất là da khô, ngứa, nứt nẻ vùng da sau tai, hai má, chân, tay. Bệnh gây ngứa nhiều khiến bệnh nhân gãi, chà xát khiến tình trạng viêm da nặng thêm.
Trong điều trị viêm da dị ứng quan trọng nhất là điều trị da khô nên cần sử dụng các loại thuốc làm dịu da ẩm da và tái tạo lớp hydro lipid của da. Khi dùng thuốc trị viêm da dị ứng bệnh nhân nên chọn loại kem bôi trung tính, không có chất thơm và chất bảo quản. Loại kem bôi chữa viêm da dị ứng này chứa các chất có khả năng thâu tóm và giữ nước ở lớp sừng. Trong các đợt kịch phát, bệnh gây ngứa nhiều bệnh nhân càng gãi càng gây tổn thương da. Vì vậy cần điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ.
Một số loại thuốc trị viêm da dị ứng hiệu quả cao
Các corticoid bôi da (dermocorticoid)
Thuốc trị viêm da dị ứng corticoid bôi da là yếu tố chủ chốt chống viêm da, nếu bệnh đang trong lúc kịch phát thì không thể thiếu thuốc này. Các hoạt chất betamethasol, fluticason, hydrocortisol,.. có tác dụng chống viêm do có khả năng làm co mạch, ức chế chức năng của bạch cầu và làm biến đổi các phản ứng miễn dịch, chống tăng sinh làm giảm sự tổn hợp collagen.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Sử dụng lâu dài có thể gây một số tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, rạn da rậm lông, giảm sắc tố da hay bội nhiễm
- Thận trọng khi sử dụng thuốc dermocorticoid ở vùng mí mắt vì chúng có nguy cơ gây đục thủy tinh thể và glaucom
- Bôi mỗi ngày một lần cho tới khi bệnh thuyên giảm, thông thường là 10 ngày. Nên bôi vào buổi tối để thuốc được giữ tại chỗ lâu hơn. Nếu bạn bôi ngày 2 lần cũng không có lợi ích gì thêm mà lại làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn.
- Trẻ em nếu đang sử dụng một lượng lớn dermocorticoid mạnh mà dừng đột ngột có thể dẫn đến hội chứng dạng cushing nên bé chậm lớn, suy thượng thận.
Thuốc trị viêm da dị ứng Tacrolimus (protopic)
Đây là dẫn xuất của kháng sinh nhóm macrolid được lựa chọn để điều trị viêm da dị ứng nặng khi đã dùng dermocorticoid đúng cách mà vẫn không đáp ứng tình trạng bệnh. Thuôc rất ít hấp thu toàn thân, chúng có khả năng ức chế sự tổng hợp và giải phóng cytokin gây viêm nhiễm. Tacrolimus không gây teo da giãn mạch như dermocorticoid dạng kem và có thể bôi lên vùng da tổn thương ở thân và mặt.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Không bôi thuốc lên niêm mạc hay trên da nhiễm khuẩn và dưới băng kín.
- Chống chỉ định cho trẻ em nhỏ hơn 2 tháng tuổi và người suy giảm miễn dịch.
- Chỉ bôi lên các tổn thương mỗi ngày 2 lần, bôi một lớp thật mỏng cho đến khi bệnh thuyên giảm.
- Bôi trong 2 tuần thấy không hiệu quả thì cần dừng không bôi nữa.
- Không bôi lên tổn thương cơ có nguy cơ là ác tính hoặc tiền ung thư
- Một số tác dụng phụ có thể gặp: bỏng, ngứa da, nhất là những ngày đầu điều trị, chủ yếu gặp ở người lớn
- Nếu có bội nhiễm phải dừng ngay
- Trong thời gian điều trị hạn chế ra ánh nắng mặt trời.
Ciclosporin (neoral, sandimmun)
Thuốc trị viêm da dị ứng này chỉ áp dụng với điều trị viêm da dị ứng nặng ở người lớn, sau khi đã áp dụng các cách điều trị khác đều không khỏi. Chỉ dùng thuốc để điều trị ngắn hạn trong 8 tuần.
Thuốc kháng histamin
Đây là loại thuốc chống ngứa. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin điều trị viêm da dị ứng cho hiệu quả thất thường. Không nên dùng kháng histamin nhóm phenothiazin khi ra nắng nhiều. Đối với trẻ em để bớt gãi ban đêm có thể dùng hydroxyzin để an thần.Thuốc kháng histamin cũng được dùng để điều trị viêm da cơ địa
Thuốc chống nhiễm khuẩn
Đối với chữa viêm da dị ứng điều quan trọng là chống bội nhiễm nhất là tụ cầu vàng. Khi tắm có thể dùng thuốc sát khuẩn sau đó tráng kĩ. Có thể bôi tại chỗ các dung dịch hoặc nước có bọt.Nếu bị nhiễm khuẩn khu trú nông có thể dùng kháng sinh tại chỗ acid fusidic . Một vài trường hợp cần thiết phải dùng thuốc trị viêm da dị ứng là kháng sinh đường uống như amoxycilin hoặc các cephalosporin.
Để tránh chọn lọc vi khuẩn có thể dùng phối hợp với thuốc sát khuẩn, thuốc làm dịu và dùng xen kẽ các thuốc sát khuẩn.
Viêm da dị ứng, vảy nến gây nhiều phiền toái, khó chịu cho bệnh nhân và có thể gặp nhiều biến chứng nếu dùng thuốc sai quy định. Lưu ý khi điều trị viêm da dị ứng cần chăm sóc về mặt tâm lý, điều kiện sống và môi trường sống cho bệnh nhân, cần làm vệ sinh nhà ở thường xuyên, sạch sẽ khô ráo, tránh căng thẳng. Nên tắm biển hay suối nước nóng vì rất có lợi cho người bị viêm da dị ứng
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Facebook: Phòng Khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!