Tìm kiếm [x]

Viêm da cơ địa ở tay và cách chữa

Viêm da cơ địa ở tay là bệnh thường gặp vì bàn tay, hay bàn chân là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh nhất. Vậy bệnh viêm da cơ địa ở tay có biểu hiện như thế nào? có cách nào để chữa viêm da cơ địa ở tay hiệu quả không?

Có thể bạn quan tâm:

viêm da cơ địa ở tay

biểu hiện viêm da cơ địa ở tay

Triệu chứng viêm da cơ địa ở tay

Viêm da cơ địa ở tay biểu hiện các tổn thương rõ nét trên bề mặt da tay, điều này gây mấy thẩm mỹ nghiêm trọng, bệnh nặng khiến tay bị chảy máu ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng cụ thể bao gồm:

  • Dấu hiệu ban đầu là da khô, đỏ ở các đầu ngón tay, chân có ranh giới không rõ ràng. Các mảng dát đỏ có thể lan rộng ở bàn tay, bàn chân, gót chân. Mùa hè, thì các thương tổn có thể đỏ, ngứa và xuất hiện mụn nước gần giống bệnh tổ đỉa, bệnh lâu ngày có thể khiến móng tay xù xì, lỗ rỗ tương tự như bị nấm móng.
  • Mùa đông thời tiết hanh khô, tình trạng nứt nẻ nghiêm trọng hơn, da dễ bị nứt toác, chảy máu, gây đau đớn khiến sinh hoạt và học tập bị ảnh hưởng. Nếu bệnh nhân tiếp xúc với xà phòng và các chất tẩy rửa, xăng dầu, các loại hóa chất… thì bệnh càng nặng thêm. Thương tổn trên da cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm gây nên tình trạng bội nhiễm. Tùy trường hợp mà bệnh có thể gặp ở chân hay ở tay cũng có thể cả tay và chân.


Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay

Nguyên nhân gây bệnh hiện nay vẫn chưa thật sự rõ ràng. Hầu hết các trường hợp bị viêm da cơ địa chủ yếu do di truyền và cơ địa dị ứng.

  • Một số yếu tố làm chất xúc tác để bệnh khởi phát hoặc bệnh nặng hơn đó là: các loại chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất, nước bẩn, bụi bẩn, khói thuốc,..
  • Đối tượng hay bị viêm da cơ địa và viêm da tiếp xúc kích ứng thường là nữ công nhân giặt, công nhân làm việc trong nhà máy xà phòng, thợ cắt tóc, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi cho bệnh đó là do cọ sát, sanh chấn,…
  • Viêm da cơ địa ở tay tuy không gây nguy hại lớn cho sức khỏe nhưng lại gây phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu điều trị và chăm sóc da tốt thì bệnh sẽ nhanh chóng ổn định. Còn không tránh được các yếu tố nguy cơ thì bệnh tái phát lại nhanh chóng và da bong tróc nhiều hơn.

Cách chữa viêm da cơ địa ở tay

bệnh viêm da cơ địa ở tay

chanh chữa viêm da cơ địa ở tay

Nếu bạn bị viêm da cơ địa nên đến chuyên khoa chữa bệnh da liễu khám để các bác sĩ kê đơn thuốc cụ thể và hướng dẫn cách chăm sóc da. Phương pháp điều trị viêm da cơ địa chủ yếu là sử dụng các loại thuốc bôi bạt sừng bong vảy như: acid salycilic hoặc các chế phẩm chứa steroid có công dụng giảm viêm như: Fucicort, Gentrizone,…

Chữa viêm da cơ địa bằng một số biện pháp khác như

  • Dùng chanh trị viêm da cơ địa nếu bạn chỉ bị tổn thương ở một vùng da nhỏ thì chỉ cần sử dụng một miếng chanh vắt lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị tổn thương. Tính chất axit tự nhiên của chanh có thể làm da bạn hơi rát và xót nhưng bạn cố gắng chịu đựng trong 10 phút các hoạt chất trong nước cốt chanh sẽ giúp bạn sát trùng ở tận sâu lớp biểu bì bên dưới. Không những thế chanh còn có được sử dụng để chữa viêm da dị ứng ở mặt
  • Cách chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá trầu không: đây là biện pháp được rất nhiều người biết đến, nó còn được dùng để điều trị viêm da cơ địa cho trẻ em và người già. Lá trầu giúp trị ngứa, giảm bong tróc trên da, cải thiện da bị viêm, tái tạo biểu bì mới. Cách làm rất đơn giản bạn chỉ cần sắc lá kĩ với nước (đun sôi thuốc ít nhất 10 phút) sau đó lọc lấy nước thuốc, pha thêm nước sạch vào để tắm hoặc rửa vùng da tay bị bệnh. Bạn có thể  tắm vào buổi tối và giữ nguyên nước tắm trên người qua đêm. Một cách đơn giản hơn là lấy một nắm lá sạch, vó nát để dịch lá chảy ra rồi cầm cả nắm lá thoa lên vùng da tay bị viêm da cơ địa.


Biện pháp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa 

  • Tuyệt đối không được bóc vảy trên da, chà xát hay kì cọ vùng da bị tổn thương vì chà xát mạnh có thể khiến lớp sừng bị tổn thương da bong mạnh hơn.
  • Không được tiếp xúc với các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa hay xăng dầu… Hạn chế lau nhà, giặt quần áo, rửa bát. Khi chế biến thức ăn nên tránh tiếp xúc với dầu mỡ và các gia vị như ớt, muối… Nếu nhất thiết phải làm các công việc này thì nên đeo găng tay bảo vệ.
  • Luôn giữ ẩm cho làn da bằng cách bôi kem dưỡng ẩm đặc biệt là vào mùa đông, bôi kem dưỡng âm trước khi làm việc và sau khi rửa tay.
  • Không gãi ngứa vì có thể khiến da tổn thương gây bội nhiễm
  • Nên  tránh xa các loại thức ăn có thể gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, thậm chí là sữa, trứng nếu cơ địa bạn nhạy cảm. Tuyệt đối kiêng các chất kích thích hay chất gây nghiện như cà phê, thuốc lá rượu bia. Đồ ngọt hay nước co gas cũng không nên dùng.
  • Chơi thể thao nhiều hơn để kích thích cơ thể bài tiết mồ hôi
  • Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, nhất là các loại rau quả giàu vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, rau bí, bắp cải, các loại đậu, rau ngót, cam bưởi, đu đủ, cà rốt…

Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC