Lang ben miệng không phải là trường hợp phổ biến nhưng lại có nhiều người nhầm lẫn nên điều trị sai cách, cứ trong vòng luẩn quẩn mà không dứt. Vậy làm cách nào để nhận diện đúng căn bệnh này ?
Triệu chứng lang ben miệng
Lang ben là một bệnh ngoài da gặp chủ yếu ở người trẻ. Bệnh có điều kiện thuận lợi để hình thành với những người có làn da nóng ẩm do khí hậu, mặc quần áo bít kín, tiết nhiều mồ hôi nhờn, hoạt động thể lực, suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng…
Lang ben miệng thường xuất hiện ban đầu với các chấm nhỏ đồng chất, hơi gồ hoặc phẳng với mặt da, có giới hạn rõ, vùng thương tổn có trắng, nâu hoặc hồng hơn so với vùng da bình thường. Chúng là các chấm nhỏ có kích thước đa dạng, hình bầu dục hoặc hình tròn là chủ yếu, xuất hiện rải rác hoặc tụ thành từng đám. Bề mặt của vùng da bị lang ben thường được bao phủ bởi các lớp vảy mịn, không dính, dễ bong tróc, nếu dùng bìa cứng hoặc dao cùn cạo thì vảy mịn tróc ra rõ hơn, có thể lan rộng ra nhiều nơi.
Lang ben thường chỉ gây cảm giác châm chích khi nóng nực hoặc ra nhiều mồ hôi, ngứa ít hoặc không ngứa nhưng do xuất hiện ở miệng nên gây mất thẩm mỹ và người bệnh trở nên thiếu tự tin trong cuộc sống giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy, việc điều trị bệnh là vô cùng cần thiết và cần được thực hiện thật sớm để tránh tình trạng bệnh ngày càng lan rộng và lây cho người khác.
Phương hướng xử trí bệnh lang ben
Nhiều người chủ quan cho rằng lang ben miệng có thể tự khỏi nên hay chủ quan cho qua, không điều trị bệnh. Tuy nhiên, như đã nói ở trên về tầm quan trọng của việc điều trị bệnh, để đạt được mục đích điều trị cần lựa chọn đúng địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chẩn đoán đúng bệnh và điều trị đúng hướng. Điều này nếu không thực hiện được thì không nhưng không đẩy lùi được bệnh mà còn gia tăng nguy cơ tái phát khiến việc trị liệu về sau càng trở nên phức tạp hơn nhiều.
Các triệu chứng của bệnh có nhiều điểm khá giống với các bệnh lí ngoài da khác vì thế nhiều người dễ chẩn đoán nhầm. Việc thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu sẽ giúp người bệnh tránh được điều này, nếu cần, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người bệnh làm thêm xét nghiệm tìm vi nấm.
Điều trị càng sớm thì lang ben càng dễ loại bỏ. Biện pháp điều trị thông dụng nhất đối với căn bệnh này là sử dụng thuốc bôi ngoài da nhằm ngăn ngừa tình trạng bệnh lây lan sang các vùng da khác. Thuốc bôi dạng nước thường dùng là BSI, ASA, Antimycose. Ngoài ra còn có thuốc dạng kem, dạng xịt, ủ… Những trường hợp bệnh nặng cần sử dụng kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống điều trị toàn thân như Itraconazole, Ketoconazole…
Do các loại thuốc này rất dễ gây ra tác dụng phụ teo da, ngứa rát da, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận… nên việc sử dụng cần được sự chỉ định của bác sĩ và người bệnh cũng cần kiên trì điều trị trong thời gian dài thì mới đạt được hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh tận gốc.
Về cơ bản, điều trị lang ben không khó nhưng rất cần sự kiên trì thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ từ người bệnh để tránh xu hướng tiến triển mãn tính. Dùng thuốc chống nấm tràn lan, kiểm soát kém và không theo chỉ định của bác sỹ hoặc tự ý bỏ thuốc, đổi thuốc khi chưa kết thúc liệu trình sẽ dẫn đến tình trạng vi nấm kháng thuốc và điều trị thất bại.
Có rất nhiều loài Malassezia gây nên lang ben miệng, mỗi loài có đặc tính sinh hóa, sinh lý và độc lực khác nhau nên khả năng gây bệnh cũng khác nhau. Cũng vì thế mà tùy từng chủng mỗi người sẽ có biểu hiện lâm sàng và đáp ứng thuốc chống nấm khác nhau. Việc kết hợp thuốc chống nấm tại chỗ và thuốc uống toàn thân liều ngắt quãng sẽ đem lại hiệu quả điều trị tốt, ngăn ngừa tái phát và giảm thiểu tối đa được tình trạng kháng thuốc, kiểm soát bệnh toàn diện.
Người bệnh có thể TƯ VẤN TRỰC TUYẾN với chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương hoặc liên hệ hotline 0972.666.497 để được giúp đỡ hoàn thành mục tiêu điều trị này.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!