Tìm kiếm [x]

Bệnh vảy nến bẩm sinh đi tìm đáp án cho căn bệnh này

Bệnh vảy nến bẩm sinh tương đối khó điều trị và gây ra nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ cũng như người bị bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí đối với căn bệnh này thông qua những chia sẻ từ chuyên gia trong bài viết sau đây.

Có thể bạn quan tâm:

Vảy nến bẩm sinh có triệu chứng như thế nào ?

Bệnh vảy nến có thể xảy ra với bất kì ai nhưng trường hợp mắc vảy nến bẩm sinh thì yếu tố di truyền có tác động chủ yếu đến sự hình thành bệnh. Các chuyên gia da liễu cho biết có đến một trong ba người với bệnh vẩy nến có họ hàng gần gũi cũng có điều kiện mắc phải căn bệnh này. Điều này có nghĩa là những trẻ được sinh ra trong gia đình có cha mẹ từng mắc bệnh sẽ là đối tượng của bệnh vảy nến bẩm sinh.

Gửi hình ảnh bệnh >>> Bác sĩ chẩn đoán online

Căn bệnh này có thể kéo dài, chuyển thành mãn tính. Bệnh xuất hiện ngay từ giai đoạn sơ sinh của trẻ với các dấu hiệu da khô, bong tróc thành từng đám vảy. Những vảy này thường nhỏ mịn, có màu trắng xám, có khi như bụi nhỏ có khi lại cuộn thành vòng tròn nhỏ bám một nửa vào da. Tại vùng da bị vảy nến thường có sự khô nứt gây chảy máu hoặc ngứa, rát, đau nhức. Vị trí xuất hiện thương tổn chủ yếu là cẳng chân, cẳng tay, nếp gấp.  Khi mắc vảy nến bẩm sinh, các vân tay sẽ dày sừng nhẹ, nang lông cũng có dấu hiệu dày sừng giống như bị viêm da cơ địa.

Một số trường hợp trẻ nhỏ sẽ giảm dần và mất hẳn bệnh khi bước vào giai đoạn dậy thì nhưng cũng có trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn vì thế cần phải được điều trị kịp thời để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

Yếu tố di truyền có liên quan trong bệnh vảy nến bẩm sinh

Bệnh vảy nến bẩm sinh có liên quan đến di truyền

Biện pháp điều trị bệnh vảy nến bẩm sinh

Về cơ bản bệnh vảy nến bẩm sinh thường được điều trị bằng thuốc nhằm ức chế sự tăng lên của tế bào da, ngăn ngừa viêm nhiễm và hình thành mảng bám, tăng độ ẩm cho da. Các loại thuốc này chủ yếu là thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống. Ngoài ra, quang hóa trị liệu cũng có thể được áp dụng cho một số trường hợp bệnh.

Để xác định được phương pháp điều trị phù hợp nhất với mình người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và căn cứ trên mức độ bệnh để lên phác đồ cụ thể. Thêm vào đó, những ảnh hưởng của phương pháp điều trị bệnh vẩy nến cũng khó có thể được đoán trước nên không thể áp dụng chung 1 phương pháp cho mọi trường hợp bệnh vì thế nếu áp dụng sai cách có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng không tốt cho kết quả điều trị về sau. Trong quá trình điều trị người bệnh nếu không thấy tình trạng bệnh vảy nến bẩm sinh được cải thiện hoặc gặp phải bất kì tác dụng nào cần nhanh chóng nói chuyện với bác sĩ da liễu để có hướng khắc phục kịp thời.



Cách chăm sóc da khi bị bệnh vảy nến bẩm sinh

Người mắc vảy nến bẩm sinh cần tránh tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, xà phòng và bất kì loại chất gây kích ứng da nào khác. Khi tắm rửa tốt nhất không nên dùng nước quá nóng, nên vệ sinh da một cách nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến da bị bong tróc. Sau khi tắm nên bôi kem mềm dịu để tạo độ ẩm cho da. Những người không có thời gian để bôi kem thường xuyên có thể sử dụng sữa tắm có kem để giữ giúp duy trì độ ẩm cho da.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý mỡ salicylic 3-5%  tuy có tác dụng làm bong vẩy nhưng lại có nguy cơ gây kích ứng và nhiễm độc nên cần tránh dùng nó bôi diện rộng. Một số loại acid hoa quả như lactat, citric, malic, pyruvic, glycolic… có tác dụng làm dịu và mịn cũng có thể được dùng nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Nhìn chung, bệnh vảy nến bẩm sinh không gây ra những nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây cảm giác khó chịu và mất thẩm mỹ nên tác động lớn đến tâm lí người bệnh. Để giảm được áp lực tâm lí này người nhà và bản thân bệnh nhân cần kiên trì điều trị theo hướng bác sĩ đưa ra. Khi cần được tư vấn thêm có thể liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC