Tìm kiếm [x]

Bệnh thủy đậu: Biểu hiện và cách điều trị

“Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ chữa bằng cách nào vậy ạ? Bé nhà cháu 5 tuổi, đang đi học mầm non. Bé chưa bao giờ bị thủy đậu hay các bệnh về da khác, nhưng gần đây có một số bạn trong lớp bị thụy đậu và bé nhà cháu bị lây. Hiện tại lưng và bụng bé xuất hiện các mụn nước nhỏ. Cháu chưa dám sử dụng thuốc gì, bác tư vấn giúp cháu với ạ” (Ngô Nhung – 32 tuổi – Hà Nội).

Benh Thuy Dau (3)

Bệnh thủy đậu là bệnh gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu là một bệnh do một loại virus mang tên Varicella Zoster Virus gây ra và chiếm trên 90% số đối tượng chưa tiêm phòng vacxin có khả năng mắc bệnh.

Bệnh có thể rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ ở nhưng nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện ban đầu của bệnh là các mụn nước, bọng nước mọc ở toàn thân rồi dần dần lan lên mặt, nếu không biết cách chăm sóc thì sẽ làm cho bệnh lây lan nhanh hơn ngoài ra còn để lại sẹo rất xấu gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người mang vi khuẩn thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho… thì các vi khuẩn đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay. Thông thường, từ lúc nhiễm phải vi khuẩn, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -3 tuần.

Biểu hiện bệnh thủy đậu 

Về triệu chứng, thoạt mở đầu người bệnh có sốt, mệt mỏi, chán ăn,đau mỏi người trong một vài ngày. Sau đó, sẽ thấy phát ban và xuất hiện những nốt phỏng nước trên da;mới đầu ban đỏ chắc sau nổi mụn nước chỉ 1-2 ngày. Những mụn nước này thường mọc ở thân người, sau đó lan lên mặt và tay chân thậm chí là cả trong họng, miệng, đường tiêu hóa. Mụn nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, sau đó dịch đó trở nên đục như mủ rồi đóng vẩy.Chúng ta không cần kiêng khem quá mức chỉ cần chú ý giữ vệ sinh thật tốt cho thể. Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo.
Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên một vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy… trong cùng 1 thời gian. Và bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần. Cũng do thời gian tiến triển của bệnh tương đối ngắn, nên một số người đã cho thủy đậu là một bệnh nhẹ, hoàn toàn không nguy hiểm.

Giai đoạn ủ bệnh

Vi rút gây bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 3 tuần. Tùy thuộc vào sức đề kháng và đối tượng nhiễm bệnh mà thời gian ủ bệnh ở mỗi người không giống nhau, trung bình kéo dài từ 10 – 20 ngày.

Giai đoạn phát bệnh

Khi bắt đầu phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng. Và 1 – 2 ngày sau đó, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các mẩn ngứa màu đỏ khắp các vùng da, với đường kính vài mm, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Một số người còn bị thủy đậu nổi hạch ở cổ , viêm họng.

Benh Thuy Dau

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Giai đoạn toàn phát

Các mụn nước hay còn gọi là ban dạng phỏng nước xuất hiện nhanh chóng trong vòng 1 ngày sau đó. Ban đỏ chuyển thành mụn nước hình tròn, với đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong màu trắng hoặc trắng đục, nếu bội nhiễm vi khuẩn thì dịch sẽ kèm theo mủ. Ban mọc nhiều ở vùng ít bị tì đè như vùng liên bả, bên sườn, nách, kheo, có khi dày đặc ở mặt và thân mình, chân tay thì ít ban hơn.

Đặc điểm của các mụn nước đó là chúng mọc làm nhiều đợt khác nhau. Do đó, cùng trên một vùng da, có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy… trong cùng 1 thời gian.

Một khi phát ban thủy đậu xuất hiện, nó sẽ có màu màu hồng hoặc đỏ (sẩn). Các mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng (mụn nước), hình thành trong khoảng 1 ngày, sau đó vỡ và rỉ dịch. Sau đó, các mụn nước bị vỡ mất thêm vài ngày để lành vết thương. Trong thời gian đó, các mụn nước mới tiếp tục xuất hiện Bệnh thủy đậu thường nhẹ ở trẻ em khỏe mạnh nhưng ở một số ca, ban có thể bao phủ toàn bộ cơ thể, có thể hình thành tổn thương ở cổ họng, mắt và niêm mạc niệu đạo, hậu môn và âm đạo.

Giai đoạn hồi phục

Bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày, vảy tiết thường rụng sau 1-3 tuần. Nếu bệnh thủy đậu không có biến chứng thì các mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Nhưng nếu người bệnh bị nhiễm trùng mụn nước thì sẽ có thể để lại sẹo, đặc biệt nếu bị bội nhiễm, một số có nền hơi lõm, có thể thành sẹo một thời gian dài hay sẹo vĩnh viễn.

Bị thủy đậu có lây không?

Theo bác sĩ Hải – trưởng khoa Da Liễu tại Phòng khám Đông Phương cho biết: Bệnh thủy đậu hoàn toàn có thể lây nhiễm bình thường. Bởi thủy đậu là do virus varicella-zoster, loại virus này có tính lây truyền cao, đặc biệt trong thời tiết nồm ẩm như mùa xuân là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Bạn có thể hoàn toàn bị lây nhiễm nếu có tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương do thủy đâu gây ra, ngoài da có thể bị lây nhiễm do hắt hơi, ho. Phụ nữ mang thai cũng có thể lây nhiễm như người bình thường, đặc biệt thai phụ sắp chuyển dạ nếu bị thủy đậu có thể lây nhiễm sang thai nhi. Nhiều bằng chứng y khoa ghi nhận, trẻ sơ sinh nhẹ cân và bất thường về tay chân thường gặp hơn khi thai phụ mắc thủy đậu.

Biến chứng bệnh thủy đậu

  • Vi khuẩn xâm nhập vào các mụn thủy đậu, làm sưng to lên, gây ngứa. Người bệnh gãi sẽ làm các mụn thủy đậu bị vỡ và từ đó để lại những vết sẹo rất xấu. Trong một số trường hợp khác, các vi khuẩn nói trên, từ các mụn thủy đậu lại xâm nhập ồ ạt vào máu, gây ra nhiều bệnh ở cơ quan khác, như viêm thận, viêm gan…
  • Viêm phổi do thủy đậu, ít khi xảy ra hơn nhưng rất nặng và rất khó điều trị. Chứng viêm não do thủy đậu cũng vẫn xảy ra, không hiếm: sau thủy đậu người bệnh bỗng trở nên vật vã, quờ quạng chân tay, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể gây nguy hại tới tính mạng và một số người bệnh tuy qua khỏi được vẫn mang di chứng thần kinh lâu dài: bị điếc, bị khờ, bị động kinh…
  • Gây viêm tai giữa, viêm thanh quản: do các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực này gây lở loét, nhiễm trùng gây sưng tấy.
  • Khi người mẹ bị nhiễm thủy đậu trong tuần trước khi sinh hoặc trong vài ngày sau khi sinh, thai nhi không chỉ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nghiêm trọng mà còn đe dọa tính mạng như thai chết lưu. Do đó, nếu có biểu hiện bị thủy đậu, người bệnh nên đến bệnh viện da liễu để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra..

Phương pháp điều trị 

Benh Thuy Dau (2)

Phương pháp điều trị bệnh thủy đậu

Khi điều trị tại nhà:

  • Mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
  • Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
  • Khi có dấu hiệu biến chứng do thủy đậu gây ra, nên đến ngay bệnh viện gần nhất để được điều trị
  • Cần chủ động cách ly tránh gây lây truyền bệnh sang cho người khác.

Khi dùng thuốc điều trị:

Người bệnh thủy đậu thường được điều trị bằng thuốc kháng vi rút, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, các vitamin,…

Thuốc điều trị như valacyclovir, famciclovir hoặc acyclovir dùng cho người bệnh có nguy cơ mắc bệnh từ trung bình đến nặng.

Cụ thể, với thuốc dùng điều trị bệnh thủy đậu là famciclovir 500mg, mỗi ngày 3 lần. Hoặc thuốc valacyclovir 1g, mỗi ngày 3 lần 3 lần mỗi ngày cho người lớn.

Thuốc acyclovir là một lựa chọn thứ yếu vì khả năng sinh khả dụng qua đường uống thấp, nhưng nó có thể sử dụng được ở liều 20mg/kg, với 4 lần/ngày và có thể sử dụng trong 5 ngày cho trẻ em từ 2 tuổi và ≤ 40kg.

  • Liều cho trẻ em nặng trên 40kg là 800mg 4 lần mỗi ngày trong 5 ngày. Trẻ vị thành niên và người lớn có thể uống acyclovir uống với liều 800mg 5 lần/ngày.
  • Trẻ em trên 1 tuổi bị suy giảm miễn dịch cũng nên dùng acyclovir 20mg/kg, mỗi 8 giờ qua đường tĩnh mạch. Người lớn suy giảm miễn dịch cần được điều trị với acyclovir 10 đến 12 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
  • Với thai phụ đối diện nguy cơ cao biến chứng thủy đậu, có thể uống acyclovir hoặc valacyclovir. Thuốc acyclovir tiêm tĩnh mạch được khuyến cáo cho bệnh thủy đậu nghiêm trọng ở thai phụ.

Ngoài ra, người bệnh được uống thuốc hạ sốt có hoạt chất paracetamol, thuốc an thần chống co giật gardenal, seduxen, canxi bromua 3%,… thuốc chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin như dimedrol 1%… Nếu người bệnh bị bội nhiễm sẽ được dùng kháng sinh thích hợp. Người bệnh có thể được khuyến cáo tiêm thuốc chủng ngừa bệnh zona (Shingrix). Thuốc này được chấp thuận và khuyên dùng cho những người từ 50 tuổi trở lên.

Lưu ý:

  • Không đắp các loại lá, rắc các loại bột bán trôi nổi trên thị trường
  • Không tắm bất cứ loại lá từ dân gian truyền miệng
  • Nên nằm nghỉ trong phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn đồ ăn dễ tiêu hóa
  • Không gãi, mặc quần áo dài che kín các nốt thủy đậu để tránh ruồi, muỗi đậu vào
  • Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o.
  • Khi mụn thủy đậu vỡ, nên chấm các loại thuốc sát trùng như methylen, làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh\
  • Tắm bằng nước ấm và chú ý không nên tắm quá lâu.
  • Trường hợp bệnh nhân sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh…

Ngoài ra nên thực hiện cách ly: từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày)

Mọi thắc mắc về bệnh da liễu cần được giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC