Bệnh bạch biến có ngứa không cần được nhận biết bởi đây chính là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh không phải ai cũng biết. Thực chất điều này như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người.
Có thể bạn quan tâm:
Triệu chứng bệnh bạch biến
Bạch biến là một căn bệnh ngoài da gây ra những thương tổn tạo thành đốm mất sắc tố với màu trắng bạch. Ban đầu chúng chỉ là những chấm trắng nhỏ nhưng sau đó lan rộng và có thể liên kết với nhau tạo thành từng mảng thương tổn khá lớn. Các đốm mất sắc tố này chủ yếu có hình tròn nhưng cũng có khi không có hình thù nào cụ thể.
Nghi ngờ bị bạch biến, gửi hình ảnh bệnh >>> Chẩn đoán online miễn phí
Quan sát bề mặt da vùng bị bạch biến không nhận thấy tình trạng sưng mà thường trơn láng, phần lông mọc trên vùng da này cũng bị bạc trắng theo. Ở một số người bệnh có thể thấy màu trắng trên vùng da bạch biến đồng nhất nhưng cũng có trường hợp vết mất sắc tố loang lổ, không đồng đều, chỗ trắng xen lẫn cùng với vùng da bình thường. Các đốm tạo thành vùng có ranh giới khá rõ ràng với vùng da lành xung quanh. Một số trường hợp đặc biệt, các đốm da bị mất sắc tố sẽ lan ra khắp người.
Ngoài những dấu hiệu nêu trên, vùng da bị bạch biến không có hiện tượng bong tróc giống như các bệnh về da khác và không tạo ra bất kì cảm giác đặc biệt nào. Vị trí chủ yếu xuất hiện thương tổn là mu bàn tay, mặt, háng, nách, mắt, phần trên ngực, rốn, núm vú, cơ quan sinh dục ngoài… Bạch biến cũng có thể phát triển ở những vùng da bị bỏng hoặc bị chấn thương.
Bệnh bạch biến có ngứa không ?
Để trả lời thắc mắc bệnh bạch biến có ngứa không chúng ta có thể căn cứ vào những triệu chứng bệnh đã được nói đến ở trên. Từ những điều này có thể dễ dàng nhận thấy bạch biến là căn bệnh không gây ngứa. Tuy nhiên, những đốm mất sắc tố da do bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nên nó trở thành rào cản tâm lí khó vượt qua đối với người bệnh.
Hệ lụy điển hình nhất do bệnh gây ra đó chính là những thương tổn tâm lí do người bệnh cảm thấy thiếu tự tin, lo lắng, mặc cảm khi tiếp xúc với người khác. Chính vì thế người bệnh cần được điều trị kịp thời cả về thể chất lẫn tinh thần.
Một số bệnh ngoài da, điển hình như lang ben có những đặc trưng khá giống với bạch biến vì thế để chẩn đoán chính xác từ đó có hướng điều trị đúng đắn người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và thực hiện một số kiểm tra cần thiết. Hầu hết các trường hợp bệnh chỉ cần thăm khám lâm sàng, một số bệnh nhân nếu thấy cần thiết bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm nhằm tìm ra vi nấm.
[el5a1f5a50dc487]
Việc điều trị bệnh bạch biến đến nay vẫn còn khá phức tạp. Các biện pháp can thiệp chủ yếu bao gồm:
– Điều trị bằng thuốc làm tăng độ nhạy cảm với ánh sáng kết hợp cùng với việc chiếu tia cực tím hoặc tắm nắng.
– Tăng cường miễn dịch bằng cách bôi thuốc corticoid.
– Phẫu thuật ghép da.
Người mắc bệnh bạch biến cũng cần có chế độ sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu có những triệu chứng mới hoặc xảy ra phản ứng phụ như bỏng da trong quá trình điều trị.
Mặc dù bạch biến không gây ngứa nhưng đã có không ít trường hợp người bệnh bị trầm cảm do bị tâm lí về bệnh tác động lâu ngày và phải điều trị tâm lí. Từ những hệ lụy này chúng ta có thể thấy rằng không nên chủ quan với bệnh bạch biến. Điều trị tích cực bằng phương pháp phù hợp ngay từ khi bệnh xuất hiện sẽ là giải pháp tốt nhất cho tất cả bệnh nhân mắc bạch biến.
Nếu bạn còn băn khoăn bệnh bạch biến có ngứa không, hãy TƯ VẤN TRỰC TUYẾN cùng chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương hoặc liên hệ hotline 0972.666.497 để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!