Viêm khớp vảy nến là một dạng của bệnh vảy nến. Ở nước ta có khoảng 1-2% dân số mắc bệnh vảy nến và có khoảng 7% người bị bệnh vảy nến có biến chứng viêm khớp, 30% trong số đó bị viêm khớp cùng chậu. Nam nữ có tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp vảy nến ngang nhau.
Có thể bạn quan tâm:
- Mách bạn địa chỉ khám chữa bệnh vảy nến ở đâu tốt?
- Viêm da corticoid – cách nhận biết và hướng xử trí
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến
Đây là một thể của bệnh vảy nến gây ảnh hưởng đến các khớp xương. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần xương khớp nào trong cơ thể. Các triệu chứng đó là sưng, đỏ, đau các khớp thường rất giống với bệnh viêm khớp dạng thấp nên bệnh nhân hay bị nhầm lẫn. Người bị bệnh vảy nến nên sớm nhận biết được căn bệnh này để có biện pháp chữa trị bệnh vảy nến thể khớp kịp thời tránh để bệnh trầm trọng có thể phá hoại các khớp:
- Bệnh có thể xảy ra ở một hay nhiều khớp và thường mang tính chất đối xứng. Tuy nhiên, hiện tượng viêm nhiều khớp rất hiếm khi xảy ra. Dạng này gây ra bào mòn nhiều, rộng dẫn đến các ngón tay có hình dạng giống ống nhòm, hay dính khớp, dẫn đến bàn tay cứng, quặp hình vuốt.
- Các khớp có hiện tượng sưng, đau, nóng, đỏ. Bệnh có thể gây sưng toàn bộ hoặc một vài ngón tay hay ngón chân, đó là hiện tượng ngón tay “xúc xích”. Hiện tượng này thường do viêm khớp liên đốt hay viêm bao gân cấp.
- Nếu bệnh nhân bị tình trạng này tại cột sống thì sẽ làm hạn chế sự vận động ở vùng cột sống và khớp cùng chậu.
- Một số người bị vảy nến thể khớp có kèm theo viêm lồi cầu, viêm gan chân, hay viêm điểm bám các dây chằng quanh xương chậu.
- Bệnh nhân cũng có biểu hiện tổn thương trên da, da có vảy, viêm da, tổn thương móng lõm móng.
- Nhiều bệnh nhân còn có biểu hiện viêm kết mạc, hay viêm mống mắt, loét miệng, viêm niệu đạo, hở van động mạch chủ nhưng các biểu hiện này hiếm gặp hơn
[el5a1f5d611b6ca]
Các kiểu đau trong viêm khớp vảy nến
- Đau các khớp ở một bên cơ thể: Bệnh chỉ ảnh hưởng tới một khớp tại một bên cơ thể hay các khớp khác nhau ở mỗi bên các khớp có thể là khớp háng, khớp gối, cổ chân, cổ tay. Sưng và viêm khiến cho các đầu ngón chân, ngón tay có hình thù giống dùi trống.
- Đau khớp ở cả hai bên cơ thể: Gây ảnh hưởng đến 4 hay nhiều khớp giống nhau ở cả hai bên. Bệnh hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
- Đau khớp ngón tay: Gây đau các khớp liên đốt xa ít gặp, nam giới bị mắc nhiều hơn nữ
- Đau cột sống: Viêm cột sống vảy nến gây cứng, viêm ở đốt sống cổ, thắt lưng hoặc khớp cùng chậu. Viêm cũng thường xảy ra ở gân và dây chằng ở cột sống.
- Viêm khớp phá huỷ: Chỉ một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân mắc vảy nến thể khớp bị viêm khớp biến dạng. Bệnh sẽ phá hủy các xương nhỏ ở bàn tay, nhất là các ngón tay, có thể dẫn đến biến dạng và tàn phế vĩnh viễn.
Các xét nghiệm và chẩn đoán
- Chụp X quang: giúp phát hiện những thay đổi ở khớp.
- Xét nghiệm dịch khớp: Nếu có tinh thể acid uric trong dịch khớp thì chứng tỏ bệnh nhân bị bệnh gút
- Tốc đọ máu lắng: để báo hiệu tình trạng viêm
- Yếu tố thấp (RF): đây là một dạng kháng thể có trong máu của bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp và không có trong viêm khớp vảy nến.
Các loại thuốc điều trị viêm khớp vảy nến
- Chống viêm không steroid : Một số loại thuốc có thể kể đến như ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác) hay naproxen (Aleve, Anaprox, những loại khác) giúp giảm đau, sưng và cứng khớp buổi sáng, đây thường là giải pháp điều trị đầu tiên cho bệnh nhân bị viêm khớp do bệnh vẩy nến. Tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài có thể gây kích ứng dạ dày, ruột và gây xuất huyết tiêu hóa, hại thận, giữ nước, cao huyết áp, suy tim và làm trầm trọng hơn vấn đề về da.
- Thuốc chống thấp khớp: thay vì chỉ làm giảm đau và viêm các nhóm thuốc này có thể làm giảm số lượng thiệt hại khi bị viêm khớp vảy nến. Nhưng thuốc có tác dụng từ từ, không thể nhận thấy ngay được.
- Methotrexate là thuốc điều trị vảy nến phổ biến. Tuy nhiên, thuốc tác dụng phụ nghiêm trọng cho thận, phổi và gan. Trong nhiều nghiên cứu, sulfasalazine (Azulfidine) đã được chứng minh không có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh vảy nến.
[el5a1f782fe9626]
- Thuốc ức chế miễn dịch: Những thuốc này để ngăn chặn hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các sinh vật có hại, như các cuộc tấn công tế bào khỏe mạnh bệnh nhân. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch bao gồm: Azathioprine (Imuran, Azasan), Cyclosporine (Sandimmune, Neoral, những loại khác), Leflunomide (Arava). Thuốc có tác dụng phụ nguy hiểm nên chỉ nên sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng của viêm khớp vảy nến.
- Chất ức chế TNF-alpha: Bác sĩ chữa bệnh da liễu thường khuyên dùng yếu tố hoại tử khối u ức chế -alpha (TNF-alpha). Các thuốc này có khả năng ngăn chặn các protein gây viêm ở một số loại viêm khớp và có thể cải thiện triệu chứng của bệnh. Thuốc này bao gồm một số loại như: Adalimumab (Humira), Golimumab (Simponi), Infliximab (Remicade). Chất ức chế TNF-alpha có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng nên cần phải có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.
Cách phòng viêm khớp vảy nến
Hiện tại, chưa rõ nguyên nhân gây bệnh và chủ yếu do các yếu tố di truyền nên rất khó phòng ngừa. Tuy nhiên, khi bị bệnh nên phát hiện sớm và kịp thời chữa trị thì sẽ ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu Đông Phương để được tư vấn MIỄN PHÍ
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!