Sùi mào gà là căn bệnh xã hội có tính lây nhiễm rất cao, đang ngày càng gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh ở nước ta, nhất là đối tượng người trẻ tuổi. Tuy nhiên, do hiểu biết, tính chủ quan… nhiều bạn không ý thức được mức độ lây nhiễm và tính nguy hiểm của căn bệnh này. Tham khảo bài viết sau bạn sẽ chủ động nhận biết và ý thức được tầm quan trọng của việc phòng, điều trị bệnh.
Thế nào là bệnh sùi mào gà ?
Thực tế hiện nay mặc dù tỷ lệ người mắc sùi mào gà đang có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Nhưng không phải ai cũng biết căn bệnh này, thậm chí có nhiều người khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này còn vô cùng ngỡ ngàng, hoang mang vì không biết lí do mình mắc bệnh. Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh tình dục STI do loại siêu vi có tên là Humanpapolima virus (HPV) gây ra.
Loại virus này chỉ xâm nhập và gây bệnh vào niêm mạc da người, nhất là vùng kín chứ không gây bệnh ở các cơ quan hay bất kì bộ phận nào khác. Cũng chính vì thế bệnh còn có tên gọi là sùi mào gà sinh dục. Với phần đông bệnh nhân, bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng, trừ một số tuýp thuộc nhóm HPV 11, 16, 18… Ở nước ta, phổ biến nhất là tuýp HPV 16, 18 có thể biến chứng gây ung thư.
Các giai đoạn của bệnh sùi mào gà
– Giai đoạn ủ bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây bệnh sùi mào gà sẽ ủ bệnh 3 – 8 tháng. Vì thế người bệnh rất khó nhận biết được sự tồn tại của bệnh, không biết sùi mào gà là gì. Bệnh chủ yếu được phát hiện qua việc xét nghiệm kiểm tra. Đây cũng là giai đoạn dễ đạt hiệu quả điều trị cao nhất nếu phát hiện sớm.
– Giai đoạn đầu
+ Trên bề mặt da (chủ yếu là vùng kín) có các nốt sùi gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Chúng là những cục nhỏ, bề mặt xù xì, không đau… nếu tập trung lại thì có hình dạng giống với mào gà hoặc giống hoa súp lơ với màu hồng, hơi nâu hoặc trắng. Càng về sau kích thước chúng càng lớn dần và tích tụ mủ.
+ Ban đầu chỉ là một vài mụn đơn lẻ nhưng sau đó nhanh chóng phát triển thành những đám mụn tập trung.
+ Tiểu tiện bất thường: tiểu ra máu, tiểu khó.
+ Đại tiện bất thường: những loại mụn sùi hình thành ở trong trực tràng gây cảm ngứa rát, đại tiện khó hoặc chảy máu khi đại tiện.
Vị trí khu trú HPV ở nữ giới chủ yếu là bên trong âm đạo, hậu môn, mép, nặng hơn có thể lan đến cổ tử cung và vùng bên trong với hình dạng giống mô biểu bì. Nam giới thường xuất hiện hình ảnh sùi mào gà ở dây hãm, niệu đạo, bao quy đầu, dương vật, bìu, hậu môn.
– Giai đoạn sau
Lúc này bệnh đã phát triển trên diện rộng do không được điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ thấy triệu chứng ở toàn bộ bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh ngày càng nặng hơn, chảy máu, dịch tiết bất thường tạo mùi hôi khó chịu. Người bệnh có thể nổi các hạch bạch huyết vùng bẹn với biểu hiện sưng to và có mụn sùi chứa nhiều mủ gây sốt cao, đau đớn.
– Giai đoạn sau điều trị
Nếu điều trị không đến nơi đến chốn, không có chế độ kiêng khem trong đời sống tình dục, bệnh có thể tái phát.
Sùi mào gà là bệnh lây truyền
Sùi mào gà là căn bệnh có tính lây truyền với tốc độ rất nhanh. Các con đường lây bệnh chủ yếu gồm:
– Quan hệ tình dục không an toàn
Những người có đời sống tình dục không lành mạnh thường dễ bị lây qua giao hợp nam nữ thông thường, quan hệ qua hậu môn hoặc quan hệ bằng miệng. Riêng trường hợp lây qua đường miệng được giải thích do virus HPV có ở cơ quan sinh dục và lây sang tuyến nước bọt.
– Lây từ mẹ sang con
Nếu bị bệnh trong thai kì, thai phụ có thể lây cho thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ thông qua cuống rốn, nước ối hoặc khi chuyển dạ. Trẻ sinh ra nếu tiếp xúc với máu, sản dịch hoặc bú sữa mẹ cũng có thể bị lây sùi mào gà.
– Lây qua tiếp xúc
Virus HPV tồn tại trong dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi mào gà vì thế nếu tiếp xúc thân mật như hôn, ôm hay dùng chung đồ dùng cá nhân như quần lót, bồn tắm, bàn chải đánh răng… cũng có thể bị lây bệnh. Mặt khác, vô tình cọ vùng da hở vào các dịch nhờn này cũng bị lây bệnh.
Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh
– Điều trị
Các phương pháp điều trị sùi mào gà chủ yếu hiện nay là nội khoa (dùng thuốc), đốt điện, đốt laser và ALA – PDT:
+ Điều trị nội khoa: dành cho các trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, u nhú nhỏ và mọc lẻ tẻ.
+ Đốt điện: sử dụng dòng điện cao tần để loại bỏ các nốt sùi mào gà. Nhược điểm của phương pháp này là dễ gây tổn thương da.
+ Dùng tia laser: áp dụng cho những nốt sùi to và mọc riêng lẻ.
+ ALA – PDT: được đánh giá cao nhất về hiệu quả và thời gian điều trị.
Điều trị sùi mào gà bằng ALA – PDT đang được áp dụng ở nhiều cơ sở y tế, điển hình phải kể đến Phòng khám da liễu Đông Phương. Tại đây, các bác sĩ sẽ xem bệnh sùi mào gà tiến triển cụ thể trên từng bệnh nhân để chiếu tia huỳnh quang phá hủy kết cấu gen từ đó loại bỏ vĩnh viễn sự tồn tại của virus gây bệnh mà không gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác, không để lại sẹo, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát về sau.
– Phòng ngừa
Muốn tránh bị sùi mào gà ghé thăm, tốt nhất mỗi người trong chúng ta nên chủ động phòng ngừa bằng cách:
+ Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hằng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
+ Có đời sống sinh hoạt tình dục lành mạnh: chung thủy với một bạn tình duy nhất, dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
+ Khám sức khỏe định kì để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
+ Tiêm các loại vaccine chủng ngừa phù hợp.
Qua những chia sẻ trên đây hy vọng các bạn đã biết sùi mào gà như thế nào để tự biết cách bảo vệ mình, tránh được tình trạng lây nhiễm để rơi vào tình thế “dở khóc dở cười”. Nếu bạn còn thắc mắc bất kì điều gì về căn bệnh này, đừng e ngại, hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế của Phòng khám Đông Phương qua hệ thống CHAT trên website hoặc hotline 0972.666.497, chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp và giúp đỡ bạn vượt qua khúc mắc.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!