Tìm kiếm [x]

Nhận biết thuốc Clorocid Tw3 250mg dạng viên nén giả

Mới đây Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế đã có thông báo về sự xuất hiện của thuốc Clorocid Tw3 250mg giả dạng viên nén với thông tin trên nhãn ghi CLOROCID Tw3 – Cloramphenicol 250mg. Đây là nhóm thuốc được dùng phổ biến nhằm chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, kháng nấm trong điều trị các bệnh: da liễu, viêm loét đại tràng, viêm màng não, nhiễm trùng tiểu, viêm ruột…

Nhan Biet Thuoc Clorocid Tw3 250mg Dang Vien Nen Gia

Việc sử dụng thuốc giả không chứa dược chất hoặc có chứa dược chất nhưng lại không đáp ứng đủ hàm lượng không chỉ không đem lại hiệu quả chữa bệnh mà còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí còn có thể gây ra tử vong.

Để tránh sử dụng phải thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả, người bệnh có thể dựa trên một số đặc điểm phân biệt sau đây:

Thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg do Công ty CP Dược phẩm Trung ương 3 sản xuất

+ Nhãn lọ thuốc nét chữ nhỏ hơn nhưng rõ ràng, đậm hơn; nền màu vàng, khung chữ GMP – WHO màu xanh

+ Không viết hoa chữ “v” trong cụm từ “440 viên nén”

+ Tờ hướng dẫn sử dụng không sai lỗi chính tả, tên vi khuẩn in nghiêng

+ Hình thức viên thuốc: các nét chữ viết ở mặt trên viên thuốc được dập sắc nét, viên thuốc chắc chắn chứ không bị bong mặt hay sứt cạnh

Thuốc viên nén Clorocid Tw3 250mg giả

+ Nét chữ trên nhãn lọ thuốc hơi to, nhòe màu, nền màu vàng nhạt, khung chữ GMP – WHO màu đen

+ Viết hoa chữ “V” trong cụm từ “400 viên nén”

+ Tờ hướng dẫn sử dụng sai lỗi chính tả “kim khuẩn”, tên vi khuẩn khi thì chữ in đứng khi thì chữ in nghiêng, khoảng cách giữa các từ rộng hơn, bố cục bị lệch dòng.

+ Hình thức viên thuốc: các chữ viết ở mặt trên viên thuốc được dập không rõ nét, có chỗ nét chữ bị bong hoặc mất nét; viên thuốc bị vỡ, bong nét hoặc sứt cạnh.

Đến nay, kết quả kiểm nghiệm đã cho thấy có sự khác biệt giữa hai mẫu thuốc này. Tuy Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành cũng như các cơ sở y tế ngoài công lập, doanh nghiệp Kinh doanh thuốc và các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn không được buôn bán hay sử dụng 3 lô thuốc giả 1118, 2118 và 2618 SĐK: VD-25305-16 nhưng người dùng vẫn nên nắm được các thông tin nhận diện để tránh trường hợp mua phải thuốc giả.

Để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Với bất kì trường hợp dùng thuốc để chữa trị một bệnh lý nào cụ thể tốt nhất cũng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần xem xét kĩ thông tin về thời hạn của thuốc, kiểm tra tem nhãn cẩn thận và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Theo: vietq.vn



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC