Ban xuất huyết dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em và những người trẻ tuổi.Theo thống kê có khoảng 50% trường hợp trẻ dưới 5 tuổi mắc căn bệnh này, trẻ trong dộ tuổi từ 3-10 tuổi khoảng 75% trường hợp và nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần nữ giới. Vậy thế nào là ban xuất huyết dị ứng, nguyên nhân gây ban xuất huyết dị ứng là gì?
- Chứng bệnh ngứa da chớ có dại xem thường
- Một số triệu chứng bệnh zona thần kinh điển hình
- Thuốc chữa da dị ứng bạn nhất định phải biết
1. Thế nào là ban xuất huyết dị ứng
Ban xuất huyết dị ứng còn có một số tên gọi khác như: viêm mao mạch dị ứng, hội chứng viêm mạch Schửnlein-Henoch, ban xuất huyết dạng thấp, ban xuất huyết dạng phản vệ. Đây là bệnh tự dị ứng, có tổn thương lan tỏa hệ thống vi mạch nhiều cơ quan, nhưng chủ yếu liên quan đến da, thận, ruột và khớp.
2. Nguyên nhân gây ban xuất huyết dị ứng
Bệnh ban xuất huyết dị ứng có thể do một số nguyên nhân sau:
- Chủ yếu do cơ địa dị ứng , dị ứng da
- Do có thể nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc vi rút như: liên cầu nhóm A, Varicella virus, Mycoplasma, cytomegalovirus, Epstein-Barr virus, Parvovirus B19, Campylobacter…Gần một nửa số trẻ em bị ban xuất huyết dị ứng phát bệnh sau khi nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm họng.
- Do thời tiết thay đổi, người bệnh ăn phải thức ăn lạ.
- Do di truyền: người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh .
- Do dị ứng với các loại thuốc như: thuốc kháng sinh và kháng histamin.
3. Cách điều trị bệnh ban xuất huyết dị ứng
- Hiện nay chưa có điều trị nào đặc hiệu cho bệnh ban xuất huyết dị ứng, các biện pháp điều trị chủ yếu chỉ mang tính hỗ trợ và bảo tồn. Đối với bệnh nhân bị ban xuất huyết dị ứng đơn thuần chỉ cần điều trị bằng các biện pháp bảo tồn như: nghỉ ngơi tại nhà, để cao chân, sử dụng vitamin C liều cao, uống nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng hợp lý mà ít khi phải dùng các loại thuốc điều trị khác.
- Đối với bệnh nhân có các triệu chứng khác như: sưng đau khớp, suy thận, hạ huyết áp thì sử dụng thêm thuốc giảm đau, chống viêm, lợi niệu như: glucocorticoid (prednisolon, methylprednisolon…). Các loại thuốc này giúp làm thuyên giảm triệu chứng và ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh, nhất là tổn thương thận.
- Ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch như cyclosporine, azathioprine, cyclophosphamide dùng phối hợp với glucocorticoid cho những bệnh nhân bị tổn thương thận điều trị bằng glucocorticoid đơn thuần không hiệu quả.
- Một số phương pháp chữa ban xuất huyết dị ứng khác như: Dapsone, Immunoglobulin truyền tĩnh mạch, gạn huyết tương cũng rất hiệu quả trong việc làm chậm sự tiến triển của tổn thương thận với các bệnh nhân ban xuất huyết dị ứng.
Khi phát hiện mình có thể đang mắc các nguyên nhân gây ban xuất huyết dị ứng trên bạn chớ nên chần chừ mà hãy tới ngay các phòng khám da liễu uy tín để được kiểm tra và làm rõ các trường hợp bệnh mà mình đang mắc phải.
Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!