Bệnh ban xuất huyết dị ứng là một chứng bệnh rối loạn viêm điển hình bởi viêm mạch ảnh hưởng tới những mạch máu nhỏ, làm cho chảy máu ở da, ở đường tiêu hóa, khớp, thận. Một số trường hợp đặc biệt còn gây ảnh hưởng cho hệ thống thần kinh trung ương và phổi, vậy cách chữa bệnh ban xuất huyết dị ứng nào hiệu quả nhất mời các bạn tìm hiểu cùng chùng tôi qua bài viết sau.
- Điểm mặt 4 triệu chứng ban xuất huyết điển hình
- Một số điều thiết yếu nên biết về bệnh zona thần kinh
- Dị ứng da nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Các xét nghiệm và chẩn đoán
Việc thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán trong điều trị bệnh ban xuất huyết dị ứng là vô cùng quan trọng, chúng giúp cho các bác sĩ có thể phát hiện ra các nguyên nhân cũng như sự ảnh hưởng của bệnh đối với cở thể ngườ bệnh. Sau đây là một số xét nghiệm để chẩn đoán căn bệnh này:
– Xét nghiệm máu: khi một dạng đặc biệt của protein ở mức độ cao gọi là IgA chúng ta có thể hướng tới bệnh ban xuất huyết dị ứng, tuy nhiên chúng chưa thể khẳng định hoàn toàn về điều này. Bằng phương pháp đo nhanh những tế bào máu đỏ rơi xuống đáy của 1 ống máu trong vòng một giờ đồng hồ như thế nào có thể cho thấy được mức độ viêm nhiễm ở trong cơ thể. Điều này rất quan trọng trong việc tìm ra cách chữa bệnh ban xuất huyết dị ứng hiệu quả.
– Xét nghiệm nước tiểu.: Các kiểm tra đánh giá chức năng thận giúp cho xác định bệnh có ảnh hưởng đến thận hay không. Chúng có khả năng phải mất đến nhiều tháng sau sự xuất hiện của các ban ban xuất huyết khiến cho thận bị ảnh hưởng, chính vì thế bác sĩ có thể muốn làm thêm các xét nghiệm nước tiểu lặp lại nhiều lần mỗi tháng cho đến sáu tháng. Máu ở trong nước tiểu, cũng như là mức độ cao của các protein nhất định, sẽ giúp cho bác sĩ xác định được mức độ ảnh hưởng của bệnh ban xuất huyết dị ứng đối với thận.
– Sinh thiết da: Nếu như có nghi ngờ về dấu hiệu phát ban hay các xét nghiệm khác không chính xác, bác sĩ sẽ lấy một mẫu da nhỏ của người bệnh sẽ gửi cho phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi xem sự xuất hiện của IgA ở trong một số mạch máu.
– Sinh thiết thận: Đây là một thủ thuật xâm lấn khó hơn tuy nhiên các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu tiến hành nếu như phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng ở thận nặng ví dụ như đột nhiên bị suy thận hoặc huyết áp cao, nhất là nếu các cuộc thử nghiệm bên trên không cho kết quả. Kết luận của xét nghiệm sinh thiết thận có thể hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
– Hình ảnh nghiên cứu: Việc tiến hành siêu âm bụng sẽ giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra đau bụng, như là thủng ruột,viêm ruột thừa hoặc để xác định một số biến chứng có thể, ví dụ như tắc nghẽn ruột.
Cách chữa bệnh ban xuất huyết dị ứng
Cách chữa bệnh ban xuất huyết dị ứng chủ yếu điều trị dựa trên các triệu chứng của bệnh
1. Nghỉ ngơi
– Nghỉ ngơi từ 1 đến 2 tháng
– Xây dựng chế độ ăn nhẹ (chia ra thành nhiều bữa nhỏ, hạn chế thức ăn nhiều chất xơ) đặc biệt đối với những bệnh nhân có dấu hiệu ở hệ tiêu hoá.
2. Áp dụng các nhóm thuốc trong giảm đau và kháng viêm không chứa steroid
– Thuốc giảm đau (paracetamol cùng với dẫn chất) : Dùng trong một số trường hợp có sốt, đau khớp, đau cơ.
– Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Áp dụng để chữa đau khớp nặng không thể dùng thuốc giảm đau thông thường. Lưu ý không dùng cho bệnh nhân có dấu hiệu tiêu hoá phối hợp.
3. Corticosteroides
– Có tác dụng rất tốt đối với những biến chứng hệ thống thần kinh trung ương, rối loạn tiêu hoá, phù mô, hội chứng thận hư, đau khớp, .
– Liều lượng dùng: Prednisolon 1 – 2mg/kg cân nặng/ngày trong vòng 3 đến 4 tuần sau đó sử dụng cách ngày hoặc là giảm dần liều lượng thuốc đi. Có thể dùng phối hợp thêm với những loại thuốc ức chế miễn dịch khác. Đối với những trường hợp bị thương tổn thận nặng như là viêm cầu thận có hội chứng thận hư có thể dùng thêm cả bolus corticoid liều 500 đến 1000mg Methyl prednisolon /24h trong khoảng 3 ngày liên tiếp rồi điều chỉnh xuống liều thông thường 2mg/kg/24h. Liệu pháp này có công dụng tốt trong việc cải thiện các triệu chứng ở trên lâm sàng cũng như là trên vi thể.
– Lưu ý tới một số tác dụng phụ của corticoid chẳng hạn tăng huyết áp, hội chứng giả Cushing, phù do giữ muối và nước, nhiễm khuẩn, đái tháo đường, rậm lông…
4. Thuốc ức chế miễn dịch
– Sử dụng đối với các trường hợp bị thương tổn thận nặng như là viêm thận cầu thận có tăng sinh ngoài mạch ảnh hưởng lên đến > 75% số cầu thận.
– Một số dược phẩm hay được sử dụng gồm Azathioprin liều 3- 4mg/kg/24h kết hợp với corticoides giảm liều dần trong khoảng 6 tháng cho đến 1 năm, hoặc là có thể sử dụng Cyclophosphamid.
5. Kháng sinh
Một số loại kháng sinh như :Penicillin có tác dụng tốt trong các trường hợp nguyên nhân do nhiễm khuẩn liên cầu.
6. Ghép thận
Đây là cách tối ưu đối với những trường hợp suy thận vào giai đoạn cuối tuy nhiên vẫn có những tái phát lại viêm thận do HSP taij một số trường hợp người bệnh đã được ghép thận.
7. Một vài phương pháp khác
Đây là một số cách đã được thử nghiệm nhưng chưa đưa ra kết quả rõ rệt:
– Thanh lọc huyết tương.
– Sử dụng thuốc kháng histamin
– Dùng bổ sung thuốc chống co thắt trong những trường hợp bị thương tổn đường hệ tiêu hoá.
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên người bệnh cũng nên tới các phòng khám da liễu uy tín để kiểm tra định kì để xem tình trạng bệnh của mình đã tiến triển hay cách chữa bệnh ban xuất huyết của mình đã hiệu quả chưa nhé.
Mọi thắc mắc cần lời giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ tư vấn da liễu thông qua hotline 0972.666.497 để được tư vấn cụ thể.