Tìm kiếm [x]

Nấm móng tay – thuốc trị nấm móng tay hiệu quả

Bệnh nấm móng tay chính là căn bệnh xảy ra khi móng tay bị nhiễm khuẩn nấm. Bệnh này thường xảy ra khi móng tay thường xuyên phải liên tục tiếp xúc với môi trường ẩm ướt. Vậy, có những loại thuốc trị nấm móng tay nào hiệu quả?

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh nấm móng tay là gì?

 

Bệnh nấm móng tay

Bệnh nấm móng tay này do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể đến như Dermatophytes và nấm Candida, và một số loại nấm ít gặp hơn như: fusarium, aremonium sp, scopulariopsi, critalidium sp, apergielus sp. Bệnh này đặc biệt chỉ xuất hiện ở vùng móng chân, móng tay, hoặc đôi khi có ở tóc. Tính lây lan của bệnh nấm móng tay là rất cao thông qua thói quen các sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây bệnh nấm móng tay 

– Thời tiết nóng ẩm vào mùa hè là điều kiện thích hợp cho sự xuất hiện và phát triển của bệnh. Nguyên nhân thường gặp gây nấm móng tay chân, bao gồm:

– Vệ sinh cơ thể hàng ngày không sạch sẽ, đặc biệt là khu vực nấm kẽ móng tay chân

– Bị chấn thương vùng móng tay

– Đeo găng tay làm cho tay bị bí bách

Các hoạt động thường xuyên tiếp xúc với nước như bơi lội, hoặc hoạt đông gây ra nhiều mồ hôi như phòng tập Gym

– Gia đình đã có người bị nấm móng cũng có thể gây lây lan



Khi bị bệnh nấm móng tay, bạn sẽ gặp phải những biểu hiện sau:

-Mặt trên của móng xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có kẻ vần sọc dọc hoặc ngang.

-Chỗ bị bệnh thường có màu đen hoặc vàng

-Bệnh thường chỉ xảy ra với một số móng chứ không phải tất cả

Bệnh làm cho nơi bị tổn thương bị đau buốt, và sưng. Ngoài ra còn có thể gây ra mưng mủ

Thuốc trị nấm móng tay

Những nhóm thuốc trị nấm móng tay hiệu quả thường dùng là:

Các thuốc nhóm polyene

Nhóm này có khoảng 200 loại thuốc với 4 – 7 liên kết đôi trong đó một vòng cyclic nội phân tử và có cùng một cơ chế tác dụng. Khả năng hòa tan của thuốc tương đối nên khó tạo dạng tiêm vào tĩnh mạch. Thuốc thông dụng nhất của nhóm này là amphotericin B, natamycin, nystatin.

+ Amphotericin B (fungizon)

Thuốc có dạng tiêm truyền mỗi ống 50mg liều thông thường 0,25 mg/1 kg thể trọng. Ngoài ra có dạng viên và dạng kem.

Loại thuốc này chứa khá nhiều độc tính có thể gây sốt, rét run, khó thở, giảm huyết áp,… nhưng những phản ứng này sẽ giảm sau khi ngừng thuốc 4 giờ. Người bệnh có thể đề phòng phản ứng phụ của thuốc bằng cách dùng corticoid ngay khi bắt đầu truyền dịch.

+ Pimaricin (natamycin)

Tác dụng của thuốc là làm hư màng tế bào nấm nên dùng làm thuốc trị nấm da hiệu quả, nhất là với các loại nấm như: aspergillosis, candidiasis và có tác dụng với cả trichomonas

+ Nystatin (fungicidin, mycostatin, monoral, nystan)

Loại thuốc này được tổng hợp từ loài xạ khuẩn streptomyces noursei và có cơ chế tác dụng như amphotricin B. Thuốc được chỉ định trong những trường hợp candidiasis da, niêm mạc bởi nó có tác dụng với nấm men và dung nạp tốt nếu dùng tại chỗ, một số trường hợp có thể làm tăng mẫn cảm.



Nhóm thuốc kháng sinh griseofulvin

Thuốc trị nấm móng tay này có dạng viên, là hoạt chất được sinh tổng hợp từ penicillium griseofulvun. kem. Khả năng hấp thụ thuốc tốt nhất là thời điểm sau bữa ăn có chất béo.

Đây là một kháng sinh rất hiệu quả trong việc tiêu diệt nấm bởi chúng làm quăn sợi nấm, thoái hoá nguyên sinh chất, rối loạn hệ thống men của tế bào nấm nhờ đó làm ngừng sự phát triển của nấm.

Thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn,  đau khớp,… nhưng chúng sẽ chấm dứt sau khi dừng sử dụng thuốc.

Tiêu biểu của nhóm này là Flucytosine dạng viên 250 hoặc 500mg với liều khởi đầu ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường là 150 mg/kg/ ngày.

– Thuốc dẫn chất Imidazol (azole)

Tác dụng chung của nhóm này là làm tổn thương nghiêm trọng màng tế bào và làm nấm dừng phát triển. Thuốc trị nấm móng tay nhóm này bao gồm biazole và triazole. Tác dụng phụ của thuốc thường gây khó chịu dạ dày, nổi ban trên da, buồn nôn, vàng da, khô miệng, đau đầu, chóng mặt… Chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.

Thuốc trị nấm móng tay dạng viên uống và kem để bôi tại chỗ.

– Thuốc trị nấm móng tay thuộc nhóm allylamin

Để điều trị nấm móng tay người ta thường sử dụng hai chất terbinafin và naftifin, trong đó terbinafin được dùng phổ biến hơn, biệt dược của thuốc là lamisil. Thuốc có tác dụng ức chế squalene epoxidase – một bước quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp ergosterol của thành tế bào nấm. Ưu điểm của thuốc là phạm vi rộng, có thể phân bố ở cả móng, da, tóc. Ngoài tác dụng diệt nấm thuốc còn dùng trong những trường hợp thiếu hụt miễn dịch tại chỗ hoặc toàn thân bởi độ dung nạp và an toàn của thuốc khá cao.

Terbinnafin có khả năng ức chế nấm da ở nồng độ 0,01 in vitro, có khả năng dung nạp tốt, với một vài bệnh nhân có thể gây ra cảm giác khó chịu ở dạ dày hoặc ruột nhưng không cần thiết phải ngừng dùng thuốc.

So sánh hiệu quả điều trị nấm da giữa terbinafine 250 mg /ngày với ketoconazol 200 mg /ngày ở có thể nhận thấy thuốc này có hiệu lực cao hơn, tỷ lệ bệnh nhân dùng terbinafine khỏi bệnh trong tuần đầu nhanh hơn (có 10% khỏi) so với việc dùng ketoconazol 200 mg /ngày. Nhóm điều trị bằng ketoconazol chưa có bệnh nhân nào khỏi trong tuần điều trị đầu tiên.

Tất cả những loại thuốc trị nấm móng tay nêu trên cần được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa căn cứ trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Do tác dụng phụ của thuốc là khó tránh nên càng cần có chỉ định mới được dùng thuốc, tránh tự ý mua thuốc về sử dụng tại nhà. Thêm vào đó, muốn đạt được hiệu quả chữa trị, người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc.

Là địa chỉ tiêu biểu trong lĩnh vực khám chữa bệnh da liễu, phòng khám Đông Phương đã được đông đảo bệnh nhân tại Hà Nội tin tưởng. Bệnh nhân đến với phòng khám luôn được đón tiếp nhiệt tình, phục vụ chu đáo, chẩn đoán chính xác, tư vấn tỉ mỉ về phương pháp điều trị cũng như quá trình chăm sóc sau trị liệu. Đối với bệnh nấm móng tay, sau khi khám và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho người bệnh phương hướng chữa trị, kê đơn thuốc và quy trình sử dụng thuốc trị nấm móng tay sao cho đạt kết quả tối ưu.

Nếu còn thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp với bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



 Xem thêm: Địa chỉ chữa bệnh ngứa tốt



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC