Mụn cơm khô chủ yếu xuất hiện ở bàn tay hoặc ngón tay gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt, loại mụn này có khả năng tái phát rất cao và tồn tại dai dẳng gây khó chịu lớn cho người bệnh. Cần nhận biết đúng để tránh điều trị nhầm khiến mụn cơm không được loại bỏ tận gốc.
Có thể bạn quan tâm:
Thế nào là mụn cơm khô ?
Nói một cách đơn giản thì mụn cơm khô là 1 dạng mụn phát triển trên da do một loại virus mang tên human papillomavirus (HPV) gây ra. Loại virus này tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng của các tế bào trên lớp ngoài của da.
Gửi hình ảnh >>> Chẩn đoán online miễn phí
Các hạt mụn cơm khô thường vô hại và có thể tự biến mất nhưng cũng có trường hợp tồn tại dai dẳng, tái phát thường xuyên gây ra cảm giác khó chịu, thiếu tự tin cho người bệnh.
Những triệu chứng nhận biết mụn cơm khô
Dấu hiệu nhận biết:
– Xuất hiện một cục nhỏ nhiều thịt, nhô cao lên so với bề mặt da.
– Màu trắng, xám hoặc hồng nhạt.
– Khi sờ vào có cảm giác sần sùi trên bề mặt.
– Mụn cơm dạng khô có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc tạo thành đám, nếu chọc vào có thể chảy máu.
Dựa vào các dấu hiệu nhận biết bên ngoài sẽ có nhiều người không phân biệt được mụn cơm khác mụn thịt như thế nào. Do đó, để tránh nhầm lẫn, người bệnh cần chủ động đến phòng khám da liễu gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và có phương pháp điều trị cụ thể.
Phương pháp điều trị mụn cơm
Thuốc dùng điều trị căn bệnh này chủ yếu là axit salicylic với tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da đồng thời giúp sát khuẩn nhẹ. Thuốc được bào chế dạng bôi nên khá thuận tiện trong sử dụng. Loại thuốc này có tác dụng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác nên các chế phẩm của nó chỉ được dùng ngoài chứ không được dùng liều toàn thân.
Liều lượng sử dụng thuốc bôi tại chỗ cần mỗi ngày 3 lần. Ở dạng gel, vùng da cần điều trị cần được làm ấm trước khi bôi thuốc thì mới phát huy được hết công dụng của thuốc. Nếu dùng dạng dán cần rửa sạch da và ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút sau đó lau khô và dán miếng thuốc vào vùng có mụn cơm.
Thời gian sử dụng thuốc có thể khác nhau tùy vào dạng chế phẩm nhưng thuốc dán cần để tại vùng có mụn cơm ít nhất 8 giờ sau đó bóc ra và sau 24 giời mới dán miếng mới. Trong trường hợp bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm có thể sẽ cần dùng thuốc tới 12 tuần cho đến khi mụn thoái lui.
Người bệnh cần lưu ý không nên dùng những chế phẩm có nồng độ axit salicylic trên 10% với những vùng da có mụn cơm bị nhiễm khuẩn, kích ứng… Về cơ bản, việc sử dụng và liều lượng sử dụng thuốc cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Loại thuốc này cần tránh bôi vào vùng kín, da bị nứt nẻ, niêm mạc… và không bôi trên diện rộng để tránh tình trạng thuốc gây tác dụng toàn thân do quá liều.
Sử dụng thuốc có nồng độ cao để điều trị mụn cơm khô có thể làm bào mòn da và khiến mụn lan ra trên diện rộng. Chưa kể đến trong quá trình sử dụng thuốc gây ra tác dụng phụ lở loét, kích ứng, bỏng rát… Vì thế cần hết sức thận trọng, không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
Thực tế cho thấy đã có không ít trường hợp tự ý điều trị mụn cơm tại nhà theo phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc theo sự mách bảo của người khác nên không những mụn không bị loại bỏ mà trái lại còn gây tổn thương da nghiêm trọng. Thậm chí có những trường hợp còn bị nhiễm trùng khiến việc khắc phục còn trở nên phức tạp hơn trước đó rất nhiều.
Vì những điều này, chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương khuyên người bệnh nên thận trọng, tìm gặp bác sĩ chuyên khoa uy tín để thăm khám và tham khảo cách xử trí an toàn. Mọi thắc mắc về căn bệnh này bạn có thể liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được hỗ trợ MIỄN PHÍ!
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!