Điều trị vảy nến thể mủ như thế nào để bệnh lâu tái phát và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh một cách nhanh chóng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân là điều mà cả bệnh nhân và bác sĩ mong muốn vì đây là căn bệnh mà tỉ lệ người mắc ngày càng gia tăng,diễn tiến phức tạp nếu không có biện pháp chữa vảy nến thể mủ kịp thời bệnh có thể gây ra biến chứng về gan, thận thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Có thể bạn quan tâm:
- Trị vảy nến bằng dầu dừa có khỏi được không?
- Điều kì diệu gì xảy ra khi bạn trị vảy nến bằng 4 cây thuốc nam
Điều trị vảy nến thể mủ thế nào để bệnh không tái phát ?
Bệnh vảy nến thể mủ là một thể nặng của bệnh vảy nến, thể này có đặc trưng là không tạo các tế bào da chết đóng thành tảng khô trên da mà tạo ra các mụn mủ nhỏ trên nền da đỏ, nếu bị nặng các mụn mủ liên kết với nhau tạo thành các “hồ mủ”. Bệnh khỏi phát đột ngột nếu không có biện pháp điều trị vảy nến thể mủ kịp thời bệnh có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhân
Vảy nến thể mủ có 2 dạng là thể mủ ở tay và thể mủ lan tỏa.
[el5a1f5d611b6ca]
Các dấu hiệu bệnh vảy nến thể mủ
Bệnh nhân thường có triệu chứng sốt nhẹ khoảng một ngày, cũng có thể lâu hơn trước khi có những thay đổi rõ rệt trên da hay thấy đau rát tại vùng da sắp xuất hiện tổn thương
Tổn hại cơ bản là da dát đỏ, sưng nề, trên bề mặt có các mụn mủ vô khuẩn nhỏ dạng xốp to, tầng da thật bên trong bị viêm nghiêm trọng. Các dát đỏ xuất hiện đột ngột, tiến triển rất nhanh chóng chỉ trong 1 ngày, da đỏ rực như bị bỏng và căng nề. Thương tổn lan rộng tại vùng nếp gấp, cơ quan sinh dục có nhiều tổn thương. Một số bệnh nhân có kèm theo dấu hiệu bị bạch biến ngón tay.
Mụn mủ thương mọc thành từng đợt ban đầu là các mụn nhỏ, nông có màu trắng sữa, mọc rải rác hoặc tụ lại thành cụm với đường kính khoảng 1-2cm, mụn mủ phẳng hay gồ cao, xung quanh có màu đỏ sẫm quàng xung huyết nhẹ. Do cá mụn mủ mọc thành từng đợt nên mụn này khô đi sẽ có mụn mới mọc.
Vài ngày sau mụn mủ vỡ, hơi trợt và đóng vảy, chuyển sang giai đoạn tróc vảy khô trên nền da đỏ, có thể là vảy lá dày hay mỏng ở thân, chân, tay, nếu bị bệnh ở mặt thì thường là vảy phấn. Hiện tượng bong vảy diễn ra khoàn 1-2 tuần sau đó đỏ da nhạt dần, đỡ dần. Có thể xuất hiện đợt mủ khác
Trong thời gian xuất hiện mụn mủ thì bệnh nhân có thể sốt cao lên đến 40 độ C, đau đầu, rét run, mạch nhanh, thỏ nhanh, cơ thể suy yếu, nổi hạch. Lúc này, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không có cách điều trị bệnh vảy nến thể mủ tích cực.
Thương tổn khác có thể gặp như: móng tay, móng chân dày, mủ dưới móng, tách móng, viêm khớp,…
Điều trị vảy nến thể mủ sao cho đúng
Các chuyên gia chữa bệnh da liễu phòng khám đa khoa Đông phương cho biết, bệnh vảy nến thể mủ có cơ chế sinh bệnh tương đối phức tạp, nhân tố phát bệnh nhiều. Trong những năm gần đây, do sử dụng không đúng các loại steroid điều trị bệnh vảy nến thể thông thường, khiến bệnh vảy nến thể mủ và thể lan tỏa tăng rất nhanh. Qua trình điều trị vảy nến thể mủ kéo dài, hiệu quả kém có thể là do sử dụng thuốc chữa đúng, mặc dù kết hợp dùng thuốc có thể khống chế được bệnh nhưng khi ngừng thuốc bệnh lại rất dễ tái phát, đặc biệt với vảy nến thể mủ thì chữa bệnh càng khó.
Điều trị vảy nến thể mủ đợt cấp giống như bệnh nhân bị bỏng nặng, cho truyền dịch và cấy máu. Bên canh đó có thể sử dụng Retinoid để là mụn mủ ngừng và tránh tái phát lại.
Sử dụng quang hóa trị liệu và thuốc cảm ứng ánh sáng kết hợp chiếu tia cực tím song song. Biện pháp này không sử dụng để điều trị vảy nến thể mủ trong giai đoạn cấp cứu ban đầu mà chỉ sử dụng khi bệnh đã thuyên giảm.
Thuốc steroids toàn thân cũng được sử dụng đối với bệnh nhân bị bệnh nặng có viêm khớp vì thuốc tác dụng nhanh, nhưng cần lưu ý thuốc chỉ có tác dụng tạm thời. Hơn nữa, steroid được xác định là có liên quan đến khởi phát bệnh vảy nến thể mủ, sau khi ngừng điều trị bệnh tái phát nặng hơn. Dó đó việc sử dụng thuốc chữa vảy nến thể mủ này cần hết sức thận trọng
Sử dụng Vitamin A có tác dụng tốt trong điều trị vảy nến thể mủ, nhưng không được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Chi phí điều trị vảy nến thể mủ là bao nhiêu >>> TÌM HIỂU NGAY
Chú ý khi điều trị vảy nến thể mủ
Các mụn mủ xuất hiện trong vảy nến thể mủ không phải do nhiễm khuẩn tạo thành. Uống thuốc kháng sinh như: chloramphenicol, erythromycin sẽ làm bệnh tiến triển chậm lại. Người bệnh vảy nến trong thời kì nổi ban cấp tính và thể mủ thường kèm theo triệu chứng toàn thân như ớn lạnh, sốt, đau khớp vì thế nên chú ý nghỉ và tránh lao lực.
Một số loại thuốc có thể khiến bệnh vảy nến thể mủ trầm trọng hơn như:hloroquine, phenylbutazone, dung dịch asen vì thế bệnh nhân không nên dùng các loại thuốc này để chữa bệnh vảy nến thể mủ. Trong quá trình trị liệu biến chứng khơp do bệnh vảy nến thể mủ gây nên cần tránh dùng các loại thuốc tiêm viêm giảm đau, phenylbutazone tiêm vào trong khớp.
Thời kì bệnh tiến triển mạnh, có 26% bệnh nhân có triệu chứng ở khớp, 15% bệnh nhân có tổn hại niêm mạc, 52% bệnh nhân móng tay và chân bị tổn thương. Do đó, trong quá trình trị bệnh vảy nến thể mủ cần chú ý bảo vệ những bộ phận tổn thương này, phòng ngừa tổn thương khớp và biến dạng.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ tư vấn da liễu thông qua hotline 0972.666.497 hoặc qua khung CHAT xuất hiện trên website để được giải đáp cụ thể.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!
[el5a1f67e314594]