Chàm tiếp xúc là một căn bệnh rất phổ biến mà hiện nay không chỉ ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng có nguy cơ gặp phải. Vậy chàm tiếp xúc là gì ? Làm thế nào để ngăn chặn được triệt để căn bệnh quái ác này mời các bạn cùng tìm hiểu.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh chàm và những điều cần biết về căn bệnh này
- Xua tan đi nỗi lo âu khi bị bệnh chàm môi
- Cách chữa bệnh chàm hiệu quả số 1 hiện nay
Chàm tiếp xúc là gì
Khoa học lí giải rằng đây là một bệnh lí dị ứng da gây ngứa ngáy khi bạn tiếp xúc với một chất nào đó gây dị ứng cho cơ thể. Bệnh có 2 dạng gồm cấp tính và mạn tính. Những tổn thương này thường xuất hiện giống các mụn nước ở bệnh chàm thể tạng nhưng có một số điểm không giống như:
Hình dạng vị trí chàm tương ứng với hình dạng của vật tiếp xúc mà ở chàm thể tạng không có và có thể xuất khiện ở bất cứ chỗ nào tiếp xúc với dị nguyên.
Khi chàm tiếp xúc chuyển sang giai đoạn mạn tính da người bệnh sẽ chuyển hóa có dạng liken do thường xuyên gãi ngứa hoặc là bị bội nhiễm. Thời gian phát bệnh thường sau 5-7 ngày tiếp xúc với vật gây dị ứng.
Nếu như vật gây dị ứng là những vật có hình dạng không thay dổi như dây đeo đồng hồ, vòng trang sức thì vị trí vết chàm sẽ có hình dạng của vật tiếp xúc. Nếu người bệnh bị bệnh chàm tiếp xúc do dùng mỹ phẩm thì các vùng da tiếp xúc sẽ trở lên hồng hơn, xung quang các vị trí xoa kem như mắt mũi sẽ bị rịn nước so với các vùng da ko xoa kem. Đối với các trường hợp chất gây dị ứng là chất lỏng như các lọai dầu thì khi dung dịch này chảy xuống các vùng da khác có thể khiến cho dị ứng lan rộng ra.
Những triệu chứng thường gặp ở chàm tiếp xúc
Bệnh chàm tiếp tùy theo biểu hiện mà được chia ra thành chàm tiếp xúc kích ứng và chàm tiếp xúc dị ứng.
Chàm tiếp xúc dị ứng có thể xuất hiện ngay sau vài tiếng kể từ lúc tiếp xúc với vật hây dị ứng, triệu chứng của chúng là:
- Da sưng đỏ và bị ngứa có thể trở lên khô và sần sùi.
- Khi phản ứng trở lên thái quá mụn nước có thể xuất hiện, sau đó vỡ đóng thành vảy.
- Nếu bệnh nhân phải tiếp xúc nhiều lần vơi các yếu tố gay dị ứng da họ sẽ trở nên dày và có vẩy, một thời gian sau da sẽ bị chuyển sang màu thâm.
Chàm tiếp xúc kích ứng: căn bệnh này khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng nhẹ như chất tẩy rửa, bột giặt… hoặc tiếp xúc ngắn vơi các chất kích ứng mạnh như là axit của pin. Dấu hiệu của chàm tiếp xúc kích ứng là:
- Khi bị kích ứng nhẹ: da bắt đầu nứt nẻ, nếu thường xuyên tiếp tục phải tiếp xúc vùng da đó sẽ xuất hiện màu đỏ, đóng vảy. Một thời gian sau đó da có xu hướng nứt nẻ khô ráp khiến cho bệnh nhân đau rát và hình thành vảy cứng.
- Khi bị kích ứng mạnh: ngay sau khi tiếp xúc da có thể bị bỏng cháy và ngứa. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngày nổi mẩn, một thời gian sau đóng thành vảy cứng.
- Một khi đã bị chàm tiếp xúc kich ứng thì ngay cả khi tiếp xúc với các chất nhẹ như nước cũng có nguy cơ khiến bệnh nặng lên.
- Bất kì ai cũng có nguy cơ mắc chàm tiếp xúc kích ứng khi tiếp xuc với bất kì một chất nào đó mà cơ thể bị phản ứng lại.
Nguyên nhân dẫn đến chàm tiếp xúc
Chàm tiếp xúc dị ứng:
- Thuốc kháng sinh dạng mỡ: những thành phần có trong các loại thuốc này thường hay gây ra các phản ứng khi bôi lên da.
- Quần áo, giày dép các loại keo da hoặc vật liệu cao su, thuốc làm tóc…
- Xi măng: đây là nguyên nhân thường gặp khi bị chàm mạn tính, khi tiếp xúc với xi măng các phản ứng với xi măng có thể tồn tại kể ca khi quá trình tiếp xúc kết thúc.
- Nước hoa: có trong các loại nước hoa trang điểm, chăm sóc da.
- Kim loại: nikel là kim loại điển hình gây ra các phản ứng dị ứng, Loại chất này thường có trong các đồ vật trang sức và ngay cả trong các loại đồ ăn như: chocolate, cà chua, đạu nành, các loại hạt. Ngoài ra còn có Mercury, vàng, corban cũng là các chất thường gây ra phản ứng dị ứng
Chàm tiếp xúc kích ứng:
Một số chất thường xuyên gây ra tình trạng này có thể kể đến như: chất tẩy, xà phòng , thuốc nhuộm tóc, dầu gội, sơn móng tay, thực phẩm, kim loại lỏng. Các loại keo dinh, vi khuẩn, nấm, xi măng….
Điều trị bệnh chàm
Một số loại thuốc kháng dị ứng sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng như: Cétirizine (CéFrine-Zyrtec), Loratadine (Clarityne), Astémizole (Histalong). Đây là các loại thuốc thế hệ mới không gây buồn ngủ. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các sinh tố C, sinh tố PP (Nicobion), thuốc chữa dị ứng cho gan Hyposulfène, thuốc hỗ trợ gan mật Sulfarlem…
Đối với các trường hợp bị rịn nước bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại kháng sinh phổ biến như Erythromycine, Rulid, Sulfamide, Bactrim…
Nếu người bệnh bị sưng phù thì cần can thiệp bằng corticoide dưới dạng uống hoặc là tiêm tuy vậy cần phải có sự giám sát và chỉ định của các bác sĩ.
Điều trị tại chỗ:
Nếu thương tổn khô, có vảy thì bệnh nhân có thể bôi thêm một ít thuốc mỡ hoặc là kem bôi có chứa chất kháng viêm bong vảy nhẹ (Diprosalic). Tuyệt đối không được sử dụng corticoid mạnh thoa tại chỗ (Bétaméthasone, Clobétasol…)
Nếu thương tổn rịn nước, cần phải đắp ướt bằng thuốc tím pha loãng với nước ấm (nồng độ 1/10.000) hay phun sương với nước cất vô trùng. Tiếp sau đó thoa hồ nước nhằm hút bớt lượng nước rỉ ra từ thương tổn.
Biện pháp phòng ngừa:
Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây ra dị ứng đã được biết; nhất là phải tránh bị tái phát lần thứ hai vì bệnh sẽ xuất hiện nhanh và trở nên nặng hơn.
Cần có những biện pháp bảo hộ lao động thích hợp đối với các công nhân làm việc ở nhà máy xi măng, cao su, sản xuất dây thun, xí nghiệp thủy hải sản (do tiếp xúc thường xuyên với nước đá, muối…).
Trên đây là một số chia sẻ của các bác sĩ phòng khám da liễu uy tín Đông Phương về căn bệnh này. Để biết thêm thông tin vê căn bệnh này các bạn có thể gọi đến số 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!