Bệnh ghẻ cóc là một trong những dạng của bệnh ghẻ có khả năng tái phát cao, tiến triển mãn tính và có nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn đã biết những gì về căn bệnh này rồi, hãy tham khảo những thông tin dưới đây để có biện pháp xử trí kịp thời với bệnh nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên nhân hình thành ghẻ cóc là gì ?
Bệnh ghẻ cóc còn gọi là bệnh Jaws, Plan, Framboesia, , Buba, Paru, Endemic treponematoses… Căn bệnh này có thể xảy ra với mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em dưới 15 tuổi và nhóm trẻ 6 -10 tuổi. Bệnh có xu hướng gia tăng theo mùa, mang tính chu kỳ, nhất là vào mùa mưa.
Ghẻ cóc là một dạng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hình xoắn ốc mang tên Treponema pallidum phân loài pertenue gây nên. Loại khuẩn này có liên quan chặt chẽ với các vi khuẩn gây bệnh giang mai. Tuy nhiên, ghẻ cóc không lây truyền qua đường tình dục. Xoắn khuẩn Treponema pertenue có thể tồn tại ở nhiều môi trường tự nhiên đa dạng như nước, đất, vùng đầm lầy. Mùa mưa là cơ hội để chúng hoạt động mạnh mẽ hơn.
Dấu hiệu của bệnh ghẻ cóc như thế nào ?
Bệnh ghẻ cóc có khả năng lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các vết loét da của người bị nhiễm bệnh. Căn bệnh này tiến triển qua 3 giai đoạn và khoảng 2 – 4 tuần sau khi nhiễm bệnh mới khởi phát triệu chứng “vết loét đầu tiên” nơi vi khuẩn vào da. Tại vùng da này người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn nhưng không ngứa ngáy.
Vết loét do ghẻ gây ra có khả năng kéo dài tới vài tháng. Chúng có thể xuất hiện ngay trước khi hoặc sau khi vết loét đầu tiên lành lại. Ngoài ra người bệnh còn xuất hiện một số dấu hiệu như đau xương, sưng xương và sưng các ngón tay… Đặc biệt, lở loét trên da và xương có thể làm biến dạng ngón và thậm chí có nguy cơ gây tàn tật.
Triệu chứng bệnh ghẻ cóc theo giai đoạn
– Giai đoạn 1: Ủ bệnh 3 – 4 tuần
Có sự xuất hiện của vết săng giống dạng nhọt có đường kính từ 1-2 cm nhưng không cứng và không gây đau, ở giữa có một chấm vàng có mủ. Tổn thương dần bị loét và sưng hạch bạch huyết, có thể tựu khỏi sau đó để lại sẹo nhạt màu.
– Giai đoạn thứ hai
Thường bắt đầu sau thời kì ủ bệnh khoảng 1 – 3 tháng khiến người bệnh nổi ban sần toàn thân kèm theo sốt và đau ở các khớp, một số trường hợp có thể viêm xương gây đau xương trong thời gian dài.
– Giai đoạn thứ ba
Bệnh tái phát sau nhiều năm không có triệu chứng đột nhiên xuất hiện các tổn thương mang tính phá hủy, viêm xương, hoại mô xương ở phần mũi của xương hàm trên hoặc gây viêm mũi họng.
Biện pháp điều trị bệnh ghẻ cóc
Ghẻ cóc nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành mãn tính và biến chứng nghiêm trọng trên xương, khớp rất khó phục hồi. Vì thế người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn hệ lụy này.
Để chẩn đoán bệnh ghẻ cóc bác sĩ sẽ căn cứ trên các triệu chứng lâm sàng và thực hiện một số kiểm tra cần thiết như xét nghiệm máu, soi trực tiếp dịch tiết từ tổn thương dưới kính siêu hiển vi để tìm vi khuẩn… Bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô từ một vết loét da để kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho T. vi khuẩn pallidum.
Phác đồ điều trị căn bệnh này có liên quan đến một liều duy nhất một loại thuốc penicillin để ngăn ngừa, kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Quá trình điều trị cần được thực hiện đồng thời với cả những người sống chung với người mắc bệnh để tránh tình trạng lây nhiễm trở lại khi đã kiểm soát được bệnh.
Muốn tìm hiểu kĩ hơn về liệu pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình bạn có thể đến trực tiếp Phòng khám Đông Phương hoặc chụp ảnh, gửi tới chuyên gia qua kênh Tư vấn trực tuyến, liên hệ hotline 0972.666.497 chuyên gia của phòng khám sẽ giúp bạn nhận biết bệnh và hướng dẫn cách xử trí an toàn!
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!