Tìm kiếm [x]

Bệnh chàm đầu chi những nguyên nhân dẫn đến

Bệnh chàm đầu chi là một dạng bệnh lí ngoài da có khả năng xảy ra với mọi độ tuổi, dễ tái phát và trở thành mãn tính, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nên việc điều trị sớm với phương pháp khoa học là việc làm hết sức cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Yếu tố nào gây ra bệnh chàm đầu chi ?

Chàm đầu chi gây tác động trực tiếp tới một số vùng da ở đầu tay chân như ngón tay, ngón chân, kẽ chi,… Tuy đến nay yếu tố gây bệnh chưa được xác định chính xác nhưng có vô số điều tra khoa học cho rằng bệnh hình thành bởi 2 tác nhân chính là cơ địa và mẫn cảm dị nguyên. Trong đó, yếu tố cơ địa chủ yếu liên quan đến di truyền, rối loạn chức năng hệ thần kinh, nội tạng hoặc một vài nguyên nhân kích thích bên trong như xơ gan, nhiễm khuẩn xoang… Yếu tố phản ứng dị nguyên thường do cọ xát với một số hóa chất, phản ứng với đồ ăn hoặc sự tác động của một vài thành phần từ thuốc tây.

>>> Gửi hình ảnh bệnh để chẩn đoán online, tránh điều trị sai hướng

Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm đầu chi

Mặc dù bệnh chàm đầu chi có rất nhiều dấu hiệu lâm sàng rất đa dạng nhưng thường có đặc điểm chung là ngứa ngáy khó chịu, có mụn nước mọc thành từng mảng với giới hạn không rõ, dai dẳng, tiến triển thành từng đợt và hay tái phát, thường gặp nhất là bệnh chàm ở đầu ngón tay.

Bệnh chàm đầu chi điển hình nhất là chàm đầu ngón tay

Chàm đầu ngón tay là dạng điển hình nhất của bệnh chàm đầu chi

Bệnh phát triển theo nhiều giai đoạn. Khởi phát của tình trạng này là các mụn nước mọc rải rác hoặc tập trung ở tại rìa các ngón chân, ngón tay hoặc là kẽ chân với kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, chúng dần to ra như bọng nước, khiến cho người bệnh ngứa ngáy. Tùy theo đợt bệnh mà thời gian có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần. Các mụn nước có thể vỡ đi do gãi hoặc vỡ tự nhiên khiến mảng chàm xuất hiện lỗ chỗ nhiều vết trợt hình tròn được gọi là giếng chàm sau đó huyết thanh sẽ bị chảy ra ngoài, nếu lấy bông hay giấy đắp lên sẽ tạo thành một mảng dày. Xuất tiết giảm dần đồng thời vảy tiết khô đọng lại và bong ra để lộ lớp da nhẵn bóng mỏng. Cuối cùng, lớp da vừa tái tạo sẽ tự rạn nứt và bong thành mảng dày hoặc vụn như cám, da bị dày lên và tăng sắc tố hay còn gọi là hiện tượng liken hóa.

Một thời gian sau đó, da trở lại bình thường, nếu nếu mụn nước không tái phát da sẽ không có sẹo vì tổn thương chỉ xảy ra ở lớp thượng bì.

Bệnh chàm đầu chi có gây ra ảnh hưởng nào không ?

Trong các hoạt động thường ngày người bệnh cần sử dụng đến các đầu chi, vì thế nếu xảy ra bệnh chàm ở đầu ngón tay hay bệnh chàm đầu chi nói chung, người bệnh sẽ phải đối mặt với khá nhiều hệ lụy không tốt:

– Cảm giác đau đớn

Phần đầu ngón tay là nơi tập hợp nhiều dây thần kinh cảm giác nhất nên những tổn thương xảy ra ở đây gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và đau đớn.



– Ảnh hưởng tâm lý

Bệnh chàm đầu chi luôn làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, áp lực trước mọi vấn đề của cuộc sống. Họ dễ nảy sinh trạng thái cáu gắt nên chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng không nhỏ.

– Cản trở sinh hoạt

Do mọi hoạt động đều cần sự giúp đỡ của bàn tay nên khi đầu ngón tay bị tổn thương sẽ gây cản trở không nhỏ đến sinh hoạt. Nhất là khi lái xe, tay phải điều khiển và chịu lực ma sát rất lớn nên càng tổn thương nhiều hơn, bệnh nhanh chóng lan rộng hơn.

– Khó khăn trong ăn uống

Người mắc phải căn bệnh này không thể ăn những món ăn thường ngày mà họ thích vì họ phải tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

– Khó khăn trong việc ngủ nghỉ

Bị chàm đầu chi khiến người bệnh đau đớn, nhức mỏi, tê buốt, giấc ngủ vì thế khó sâu hoặc dễ mất ngủ từ đó khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức.

Làm cách nào để xử trí với chàm đầu chi ?

Việc làm cần thiết nhất mà người bệnh nên thực hiện khi có dấu hiệu bệnh chàm đầu chi đó là đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà vì điều này dễ đưa đến tình thế làm bệnh trầm trọng hơn.

Trong cuộc sống và làm việc hàng ngày, người bệnh cần tránh các loại hóa chất tẩy rửa, tránh dùng các loại giày dép có màu và cứng chà sát lên vùng da bị chàm. Tuyệt đối không được tự ý bóc da hay kỳ cọ mạnh ở vùng da tổn thương vì điều này dễ gây bội nhiễm. Chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần hỗ trợ điều trị rất tốt nên người bệnh cần hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Việc chữa trị đạt kết quả như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người và sự nghiêm túc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cũng cần điều trị đúng hướng thì mới có thể đạt được hiệu quả tích cực.

Bệnh chàm đầu chi diễn tiến phức tạp và khó khăn trong việc điều trị dứt điểm vì thế việc lựa chọn cơ sở điều trị đóng vai trò rất quan trọng. Sáng suốt lựa chọn địa chỉ y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao; thiết bị y tế hiện đại; phương pháp trị liệu tiên tiến… sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả chữa trị một cách tốt nhất. Bạn có thể tìm hiểu về những điều này tại phòng khám da liễu Đông Phương để đưa ra quyết định cho mình. Ngoài ra, phòng khám còn có hệ thống tư vấn trực tuyến hoạt động 24/7 nên bất kì khi nào cần hỗ trợ, bạn chỉ cần liên hệ với chúng tôi, chuyên gia luôn sẵn lòng chia sẻ và giúp đỡ.

Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC