Bệnh chàm ướt nếu áp dụng đúng phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của từng người, đúng căn nguyên sẽ nhanh chóng đẩy lùi hiệu quả căn bệnh này. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều này ?
Có thể bạn quan tâm:
Căn nguyên gây bệnh chàm ướt do đâu?
Chàm ướt thuộc dạng bệnh ngoài da có thể xảy ra với mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu chính xác kết luận nguyên nhân gây nên bệnh nhưng các chuyên gia y tế cho rằng các yếu tố như đặc điểm cơ địa, hóa chất, di truyền, môi trường hoặc thời tiết có liên quan mật thiết đối với căn bệnh này.
– Căn nguyên bên trong
Những người sinh ra trong gia đình từng có người bị viêm da, chàm da, hen suyễn sẽ có nguy cơ lớn với bệnh chàm ướt nên dễ lây lan, khó chữa và dễ tái phát hơn so với người bình thường.
– Căn nguyên bên ngoài
Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân từ bên ngoài như bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất, thuốc nhuộm, một số loại thực phẩm, chất kích thích… sẽ khiến da có những triệu chứng của bệnh chàm ướt.
Nhận biết bệnh chàm ướt bằng cách nào ?
Nếu như bệnh chàm khô chỉ mới ở thể nhẹ với các biểu hiện nổi ban, ngứa thì bệnh chàm ướt là thể nặng hơn với các lớp mụn nước khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bị chàm ướt ở chân, tay người bệnh sẽ thấy xuất hiện các lớp mụn nước trên đầu bàn và ngón tay hoặc ngón chân rồi lan dần ra các vùng khác.
Khởi phát bệnh được một thời gian ngắn, các mụn nước trở nên căng mọng, chứa nhiều nước. Nếu chà xát hoặc gãi mụn sẽ vỡ ra gây đau rát, thậm chí còn có thể bị chảy máu, da bị tổn thương nghiêm trọng. Thường thì mụn nước sẽ tồn tại khoảng 2 – 4 tuần rồi mới vỡ, nếu không có cách trị bệnh chàm ướt kịp thời, tránh các tác nhân gây bệnh thì chàm ướt sẽ nặng hơn và dễ tái diễn.
Với trẻ em, các tổn thương do chàm ướt thường xuất hiện ở hai má, cằm, đầu với dấu hiệu là sự xuất hiện của những mảng chàm màu đỏ gồm nhiều mụn nhỏ to bằng hạt gạo, xung quanh có những mụn nhỏ riêng lẻ, mọc đối xứng nhau. Tuy bệnh thường không gây sốt nhưng lại khiến trẻ vô cùng ngứa ngáy khó chịu nên dễ mất ngủ vào ban đêm, cào gãi gây bội nhiễm.
Cách trị chàm ướt nào hiệu quả?
Do bệnh chàm ướt cho những triệu chứng tương đối giống với nhiều bệnh lí ngoài da khác nên khó khăn trong việc chẩn đoán và trị liệu. Muốn nhận diện chính xác căn bệnh này người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, làm một số xét nghiệm cần thiết như: kiểm tra dịch trong mụn nước, xét nghiệm da…
Cách trị bệnh chàm ướt hiện nay có rất nhiều bao gồm cả Đông y và Tây y. Mục đích điều trị bệnh bằng các loại thuốc Tây y nhằm phòng ngừa, kìm hãm sự phát triển bệnh. Tuy nhiên, thuốc tây cũng có nhược điểm gây ra nhiều tác dụng phụ nên việc sử dụng cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh việc điều trị theo hướng của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Người bệnh nên tránh xa những tác nhân gây dị ứng; chọn lựa sử dụng các loại thức ăn giàu vitamin protein và nước. Các hoạt động rèn luyện thể lực cần thực hiện hợp lí nhưng không nên đứng lâu dưới trời nắng để tránh bị nóng rát vùng da bị chàm.
Đối với vùng da bị thương tổn do bệnh chàm ướt nên dùng nước muối 1% hoặc dung dịch manganát kali già 0, 1% (thuốc tím) để lau rửa nhẹ nhàng rồi thoa kem dưỡng da, hồ nước hoặc fluxina… ở bên ngoài.
Chuyên gia da liễu của Phòng khám Đông Phương cho biết, áp dụng cách trị bệnh chàm ướt đúng hướng, chăm sóc sức khẻ da liễu khoa học sẽ giúp những triệu chứng của bệnh giảm dần và đạt được hiệu quả hồi phục tích cực.
Nếu cần tìm hiểu thêm về căn bệnh này bạn có thể gọi tới hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!