Viêm da cơ địa mùa đông là tình trạng thường gặp mỗi khi mùa đông tới. Thời tiết hanh khô là điều kiện thuận lợi cho căn bệnh này phát tác. Hầu hết các trường hợp bị viêm da cơ địa vào mùa đông đều cảm thấy đau rát, khó chịu. Vậy điều trị bằng phương pháp nào để hạn chế tình trạng này? Cùng tham khảo ngay một số phương pháp dưới đây.
Viêm da cơ địa mùa đông là gì?
Viêm da cơ địa mùa đông hay còn gọi là viêm da cơ địa, đây là bệnh lý da liễu thường xuất hiện khi trời lạnh. Bệnh thường xuất hiện ở người có cơ địa dễ bị tổn thương, da khô, sức đề kháng kém.
Theo thống kê của các bệnh viện da liễu, so với mùa đông khác, mùa đông năm nay thời tiết khắc nghiệt hơn và số lượng bệnh nhân gặp tình trạng viêm da nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do độ ẩm không khí thấp, bụi bẩn, vi khuẩn có điều kiện để phát tán rộng, tạo điều kiện cho tình trạng viêm da phát sinh.
Người bị viêm da cơ địa vào mùa đông rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trong trường hợp không có hướng điều trị phù hợp hoặc áp dụng sai cách. Do đó. khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng ban đầu nên điều trị càng sớm càng tốt.
Biểu hiện viêm da cơ địa mùa đông
Một số dấu hiệu viêm da cơ địa mùa đông nên tham khảo:
- Ngứa da đặc biệt là vào ban đêm, cảm giác ngứa từ bứt rứt khó chịu đến những cơn ngứa dữ dội không rõ nguyên nhân do đâu.
- Da trở nên dày, khô, nứt và bong vảy kèm với đó triệu chứng như: Da sần sùi, nhạy cảm và sưng do trầy xước
- Đối với những vị trí như: Bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, mặt trong khuỷu tay và đầu gối… sẽ xuất hiện những mảng màu xám trông rất mất thẩm mỹ.
- Có những vết sưng nhỏ có thể rỉ dịch vàng nếu bị trầy xước.
- Da bị phù nề, mưng mủ, đóng vảy…
- Vùng da tổn thương sẽ viêm nhiễm nếu có tiếp xúc với môi trường bụi bặm, ô nhiễm
- Ngứa da nhiều hơn nếu tiếp xúc với các chất tẩy rửa hoặc mặc đồ len, đồ bó sát.
Nguyên nhân gây viêm da mùa đông
Ngoài yếu tố về thời tiết còn một số tác nhân khác cũng làm ra tăng nguy cơ bùng phát bệnh bao gồm:
- Do yếu tố di truyền: Gen di truyền là một trong những yếu tố then chốt dẫn đến tình trạng viêm da. Hầu hết các trường hợp bị viêm da đều có yếu tố di truyền, tức là trong gia đình có bố, mẹ đã từng mắc bệnh viêm da thì nguy cơ thế hệ con cháu cũng bị viêm da.
- Yếu tố môi trường: Các dị nguyên ngoài môi trường như phấn hoa, lông động vật, bụi đường, khói xe… là những thủ phạm khiến bệnh bùng phát và dễ tái lại.
- Thói quen xấu: Vào mùa đông, da khô dễ mất nước trong khi rất nhiều người lại có thói quen ngại uống nước vào mùa này. Chính vì vậy dẫn đến hiện tượng mất nước kéo dài da dễ bị mẩn, kích ứng. Thêm một thói quen xấu đó chính là sử dụng nước quá nóng khi tắm, rửa mặt càng khiến da bị mất nước, khô da trầm trọng.
- Sử dụng chăm sóc da không phù hợp: Nhiều mỹ phẩm có độ tẩy rửa mạnh, khiến da khô, mất độ ẩm. Một số mỹ phẩm có độ PH thấp, chất lượng thấp là nguyên nhân hàng đầu khiến da bị tổn thương, khô da và dẫn tới viêm da bội nhiễm.
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa mùa đông
Theo bác sĩ Trưởng khoa Da Liễu tại Phòng khám Đông Phương, việc điều trị viêm da cơ địa mùa đông có rất nhiều cách khác nhau. Điển hình là điều trị viêm da từ dân gian, các mẹo nhỏ trong cuộc sống. Bên cạnh đó là phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y.
Hiện tại, phòng khám Đông Phương đang áp dụng GÓI KHÁM DA LIỄU giá 180.000 vnđ (giá gốc 490.000 vnđ) bao gồm hạng mục sau:
- Khám lâm sàng
- Đo huyết áp
- Xét nghiệm chụp CT da
- Xét nghiệm soi tươi tế bào da ( lấy mẫu phẩm da đi xét nghiệm)
- Xét nghiệm máu thường quy
- Xét nghiệm đường máu
Đăng ký gói khám TẠI ĐÂY
Điều trị viêm da cơ địa bằng bài thuốc dân gian
Dùng lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ (đơn tướng quân) là vị thuốc có tính mát, vị đắng, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau. Nhiều nghiên cứu cho thấy lá đơn đỏ có nhiều hoạt chất tự nhiên gồm tanin, saponin, coumarin, flavonoid. Những hoạt chất này có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, ức chế vi khuẩn phát triển gây ra bệnh viêm da cơ địa.
Chuẩn bị:
- Một nắm lá đơn đỏ
- Một thìa muối biển
- 2-3 lít nước
Cách thực hiện:
- Đem lá đơn đỏ rửa sạch, ngâm với nước muối loãng và để ráo nước
- Đun sôi nước và bỏ lá đơn đỏ vào nấu thêm khoảng 5 phút
- Để nguội và ngâm rửa trực tiếp (hoặc tắm) nước lá đơn đỏ với vùng da viêm
- Thực hiện đều đặn 3-4 lần một tuần tới khi thấy hiệu quả
Dùng lá đinh lăng
Lá đinh lăng là một vị thuốc quý trong dân gian, có tính mát, tác dụng giải độc, giảm đau, trị viêm, chống dị ứng, mụn nhọt… Nghiên cứu chỉ ra lá đinh lăng giúp kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành mô da. Loại lá này thường được nhiều người truyền tai nên áp dụng khi bị viêm da cơ địa.
Chuẩn bị:
- Một nắm lá đinh lăng và lá huyết dụ
- Chuẩn bị theo tỷ lệ 2:1
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hai loại lá và để ráo nước
- Đem nấu sôi và đợi nước cạn khoảng ⅓ so với ban đầu thì tắt bếp
- Để nguội bớt và uống trực tiếp khi còn ấm
- Uống kiên trì trong vài tuần để đạt kết quả tốt
Dùng lá trà xanh
Lá trà xanh có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp phục hồi các tổn thương da hiệu quả, đồng thời giảm thâm sẹo. Trà xanh là nguyên liệu sạch, dễ mua nên thường được dùng đun trà uống, tắm để cải thiện các vấn đề ngoài da.
Chuẩn bị:
- Một lượng lá trà xanh tươi
- Muối trắng và nước sạch
Cách thực hiện:
- Nhặt lá trà xanh tươi, bỏ lá sâu, rửa sạch và vò dập
- Thêm chút muối vào nồi cùng trà xanh và đun sôi với nước
- Để nước trà xanh vừa ấm và tắm, có thể dùng lá trà chà nhẹ lên vùng da tổn thương
- Duy trì đều đặn khoảng 3 lần mỗi tuần
Dùng cây sài đất
Cây sài đất là một vị thuốc quen thuộc trong dân gian được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, mề đay, mẩn ngứa, rôm sảy ở trẻ. Đây là loại nguyên liệu có tính mát, thanh nhiệt, giảm viêm nhiễm, kháng khuẩn, làm sạch da hiệu quả. Sài đất rất lành tính nên an toàn cho da và có thể sử dụng ở mọi lứa tuổi.
Chuẩn bị:
- 30g sài đất, 10g nhẫn bông hoa, 20g bồ công anh, 10g dây khum
Cách thực hiện:
- Đem nguyên liệu rửa sạch rồi cắt khúc từng loại
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ thêm nửa lít nước, đem sắc
- Sắc thuốc đến khi nước cạn còn khoảng 150ml thì tắt bếp, để ấm và uống trực tiếp
- Kiên trì uống đều đặn mỗi ngày trong khoảng 2 tuần
Bên cạnh cách đun thuốc uống, người bệnh có thể giã nát sài đất và bôi trực tiếp lên vùng da viêm. Sau đó, rửa sạch lại với nước.
Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Tây Y
Để nhanh chóng làm giảm triệu chứng bệnh viêm da, nhiều người tin tưởng sử dụng các loại thuốc Tây y, bởi tính phổ biến và thiết thực. Thuy nhiên, thuốc Tây y có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng lại dễ gây tái phát ở giai đoạn sau. Ngoài ra, thuốc Tây y được bào chế từ hóa dược tổng hợp nên việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, nhất lầ trẻ em và phụ nữ mang thai.
Dưới đây là những phương thuốc chữa viêm da cơ địa vào mùa đông.
Thuốc uống:
- Thuốc kháng histamin: Được chỉ định cho các trường hợp bị viêm da do cơ địa dị ứng với các dị nguyên.
- Thuốc kháng sinh: Giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng, các trường hợp bị mưng mủ, trầy xước da.
- Thuốc corticoid: Dùng cho các trường hợp bị viêm ngứa, giảm sưng đỏ, dịu tổn thương trên da.
Lưu ý:
Trong quá trình điều trị viêm da cơ địa mùa đông, người bệnh nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, nên bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây:
- Nhóm vitamin B: Gạo lứt, đậu đỏ, chuối, súp lơ…
- Nhóm vitamin A: Cá chép, khoai lang, bí ngô, gan động vật, cà rốt, ớt chuông…
- Nhóm vitamin E: Quả oliu, bơ, rau cải, kiwi, hạt hướng dương…
- Uống nhiều nước lọc, nước ép, sinh tố
- Người bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì? Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ mặn, nước có ga, chất kích thích là nhóm thực phẩm nên kiêng
Mọi thắc mắc về bệnh da liễu, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT trực tiếp cùng bác sĩ da liễu tại Phòng khám đa khoa Đông Phương để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!