Tìm kiếm [x]

Bị nấm móng nên phòng ngừa như thế nào?

Nấm móng do nhóm nấm dermatophytes gây nên. Thường xuất hiện đốm trắng hoặc vàng dưới móng, màu móng biến đổi bất thường, móng dày và dễ vỡ mủn… Nếu không điều trị kịp thời và triệt để, nấm rất dễ tái phát, lây lan, phá hủy móng hoàn toàn.

Bo Tui Nhung Kien Thuc Co Ban De Doi Pho Va Phong Ngua Nam Mong

Bị nấm móng nên phòng ngừa như thế nào?

Triệu chứng bệnh nấm móng

Thông thường, người mắc bệnh nấm móng sẽ có những triệu chứng cụ thể sau:

  • Biểu hiện nấm móng như: Móng có sự khác thường, đổi màu, trắng đục hoặc tối màu, dễ bị vụn hoặc giòn hơn, biến dạng, móng tách khỏi ngón…
  • Nhận thấy móng tay có đốm trắng hoặc vàng, nếu bị nhiễm trùng móng sẽ biến đổi màu trên khu vực rộng, dày và dễ vỡ vụn ở 2 bên.
  • Móng có mùi hôi khó chịu hoặc mùi bất thường do các mô chết tích tụ bên dưới
  • Có thể bị đau ở móng khi đi bộ, đi giày, khi ấn vào móng…

Bo Tui Nhung Kien Thuc Co Ban De Doi Pho Va Phong Ngua Nam Mong2

Triệu chứng bệnh nấm móng

Biện pháp phòng ngừa nấm móng

  • Để vùng móng tay, móng chân được thông thoáng, sạch sẽ tránh tạo môi trường ẩm ướt cho vi nấm phát triển.
  • Để móng ngắn, thường xuyên dũa sạch bằng bộ làm móng
  • Giữ giày và tất khô ráo, sử dụng tất thông gió để không bị tích tụ hơi ẩm
  • Đi găng tay hoặc ủng khi tiếp xúc với hóa chất vừa giúp chân tay khô ráo vừa ngăn được sự xâm nhập của vi nấm trong quá trình lao động.
  • Thường xuyên rửa sạch, để khô móng tay, móng chân mỗi ngày
  • Cắt móng thường xuyên để giảm thiểu diện tích bề mặt mà nấm có thể phát triển, giảm độ ẩm và bụi bẩn.
  • Giữ móng tay tự nhiên, hạn chế tối đa việc sơn và làm móng. Nếu làm móng hãy chọn một địa chỉ đáng tin cậy.Bo Tui Nhung Kien Thuc Co Ban De Doi Pho Va Phong Ngua Nam Mong1Biện pháp phòng ngừa nấm móng

Phương pháp điều trị bệnh nấm móng tại Phòng khám Đông Phương

Theo bác sĩ Trưởng khoa da liễu Phòng khám Đông Phương cho biết: Khi nghi ngờ bị nấm móng, nên chủ động gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra, thực hiện xét nghiệm vi nấm và xác định nhiễm trùng. Dựa vào tình trạng nấm móng sẽ có phác đồ điều trị cụ thể sau:

  • Sử dụng kem hoặc gel bôi có đặc tính kháng nấm hoặc những loại có chứa urê, giúp hấp thụ độ ẩm dư thừa ở vùng móng.
  • Sử dụng thuốc trị nấm móng đường uống như terbinafine, itraconazole khi phương pháp điều trị tại chỗ không thể loại bỏ nấm hoàn toàn. Các loại thuốc này nhằm kích thích phát triển móng mới, giúp móng trở nên khỏe mạnh.
  • Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ móng hoặc tiêu diệt vi nấm bằng laser khi cần thiết. Với cách trị nấm móng này, có thể mất khoảng 1 năm móng mới mọc trở lại được.

Bo Tui Nhung Kien Thuc Co Ban De Doi Pho Va Phong Ngua Nam Mong8

Phương pháp điều trị bệnh nấm móng

Lời khuyên: Không tự ý trị nấm móng bằng bất kì loại thuốc hay phương pháp nào khi chưa tham vấn và có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497  hoặc qua khung CHAT xuất hiện trên website để được bác sĩ tư vấn da liễu hỗ trợ tốt nhất.

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



 



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC