Bị bệnh bạch biến khiến cho một số vùng da bị mất màu, thay đổi sắc tố và không thể tiếp tục sản xuất sắc tố. Hiện tượng này khiến cho nhiều người nhầm lẫn bạch biến với một số bệnh ngoài da có biểu hiện tương tự. Bài viết sau hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, phân biệt được để tránh tình trạng nhận diện sai bệnh.
Bị bệnh bạch biến có nguy hiểm không?
Bạch biến là bệnh do một số tế bào sắc tố trong da bị hư hại làm cho da mất đi sắc tố melamin, biến thành màu trắng hoặc nổi đốm trắng. Bệnh có thể ảnh hưởng tới bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhất là mặt, mắt, môi, nếp gấp, thậm chí tóc, lông, trong miệng cũng có thể bị bạch biến. Ngoài ra, bệnh cũng có thể phát triển ở những khu vực bị chấn thương. Cần lưu ý rằng bạch biến là bệnh tự miễn nên có thể bùng phát trong một thời gian sau đó tự ổn định trở lại.
– Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán bạch biến, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng. Nhiệm vụ của người bệnh là cần báo lại cho bác sĩ biết những sự kiện gần nhất có thể trở thành yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch biến như mắc bệnh tự miễn, tóc bạc sớm, chấn thương… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi thăm về tiền sử gia đình xem có ai bị bệnh lý này hay bệnh lý về da khác hay không.
Bên cạnh đó, mẫu da và mẫu máu của người bệnh cũng sẽ được lấy làm xét nghiệm. Mẫu da người bệnh sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào sắc tố. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán những vấn đề có liên quan khác như thiếu máu, bệnh tuyến giáp…
Phân biệt bệnh bị bệnh bạch biến, lang ben và bạch tạng
Khía cạnh so sánh | Bạch biến | Lang ben | Bạch tạng |
Phân loại bệnh | Mất sắc tố da | Nấm da | Rối loạn quá trình sinh tổng hợp sắc tố Melanin bẩm sinh di truyền |
Biểu hiện trên da | – Chấm trắng, dát trắng to nhỏ có kích thước khác nhau, không vảy, có ranh giới rõ ràng với da lành, có viền sắc tố xung quanh.
– Lông và tóc trên vùng da bị bệnh bạch biến có thể bị hoặc không bị bạc màu. – Không ngứa, không đau rát. – Vùng da mất sắc tố dễ bị bỏng khi tiếp xúc với ánh nắng. – Sang thương phân bố đối xứng. – Da bị bệnh bạch biến thay đổi màu sắc nhanh chóng trong một thời gian rồi sau đó có thể không thay đổi nữa. |
– Các đốm nhỏ màu trắng hồng hoặc xám thâm. Người có làn da sáng màu tổn thương do lang ben có thể là đốm nhạt màu hoặc đốm màu thâm, hồng. Người có làn da sẫm màu đốm lang ben thường có màu sáng hoặc đen.
– Có vảy mịn trên cùng da bị tổn thương do lang ben. – Có thể ngứa hoặc không. |
– Giảm sắc tố ở da, tóc và võng mạc một cách đồng đều.
– Màu mắt xanh đến nâu, có thể thay đổi theo từng độ tuổi. Mắt mờ dần do thiếu sắc tố nên rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. – Trắng toàn thân. Đa phần người bệnh bạch tạng có làn da hồng, tóc trắng. – Da sạm, nhiều tàn nhang và nốt ruồi đen hoặc đỏ hồng.
|
Khả năng lây nhiễm | Không | Có | Không |
Các biện pháp điều trị bệnh bạch biến hiệu quả
Tùy vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị bệnh bạch biến phù hợp:
Liệu pháp steroid
Trường hợp bệnh đang ở giai đoạn sớm, phạm vi tổn thương nhỏ thường dễ dàng đáp ứng với liệu pháp steroid và cần ít nhất 3 tháng mới thấy được hiệu quả của liệu pháp.
Liệu pháp ánh sáng PUVA kết hợp dùng thuốc psoralen
Người bệnh sẽ được bôi thuốc psoralen tại chỗ trên vùng da bị bạch biến sau đó tiếp xúc với tia UVA.
Đây là phương pháp điều trị bạch biến dành cho bệnh nhân bị mảng trắng ở ít nhất một nửa cơ thể. Thuốc ete monobezyl được dùng để bôi mỗi ngày 2 lần. Quá trình điều trị thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như ngứa, khô, viêm da.
Phẫu thuật
3 loại phẫu thuật thường được áp dụng đối với những trường hợp đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả là:
- Ghép da: lấy vùng da lành có sắc tố ghép vào vùng da mất sắc tố do bạch biến.
- Cấy ghép tế bào tạo sắc tố: lấy tế bào sản xuất sắc tố và nuôi cấy ở phòng thí nghiệm rồi cấy ghép vào vùng da bị mất sắc tố.
- Phun xăm thẩm mỹ: sử dụng thuốc nhuộm tái tạo lại sắc tố nhân tạo cho vùng da bị mất sắc tố.
Biện pháp phẫu thuật điều trị bệnh bạch biến thường chỉ dùng cho người bị bệnh trên 3 năm, khi bệnh không còn chiều hướng thay đổi nữa mà đã trở nên ổn định.
Tư vấn tâm lý
Người bị bạch biến thường có tâm lý tự ti do sự khác biệt về làn da của mình. Vì thế, khi cần thiết, bác sĩ sẽ giới thiệu họ tới các nhóm tập trung những người cùng mắc bệnh để họ có cơ hội giãi bày, chia sẻ giữa những người cùng hoàn cảnh từ đó trở nên tự tin hơn.
Hiện nay, Phòng khám đa khoa Đông Phương hiện là một trong những địa chỉ được đông đảo người dân tin tưởng điều trị. Hàng năm, Đông Phương đã điều trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân bị bạch biến, đến 90% trong số đó đã có kết quả khá hài lòng và chưa có những dấu hiệu không mong muốn nào khác. Ngoài ra, để tìm địa chỉ chữa bạch biến uy tín các bạn có thể tham khảo tại các kênh thông tin khác nhau.
Nếu cần tư vấn thêm các bạn có thể trao đổi qua cửa sổ CHAT trực tuyến ngay trên website của Phòng khám Đông Phương hoặc hotline 0972.666.497 , các bác sĩ chuyên khoa da liễu luôn sẵn lòng có mặt đẻ giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!