Bị cước chân là căn bệnh thường gặp vào mùa đông nó khiến người bệnh ” phát điên” bởi các triệu chứng khó chịu mà nó mang lại. Nếu bệnh trầm trọng có thể gây lở loét, hoại tử da. Vậy khi bị bệnh cước chân, tay bạn sẽ có biểu hiện như thê nào? Để trả lời câu hỏi đó bạn có thể tham khảo bài viết sau.
Có thể bạn quan tâm:
Dấu hiệu bạn bị cước chân là gì?
Nếu có triệu chứng sau đây chứng tỏ bạn đã bị cước chân
Bệnh cước chân tay có tính cục bộ, chủ yếu phát ở các bộ phận như tay, ngón chân, vành tai. Khi bị cước bạn sẽ có các triệu chứng sau đây:
- Các đầu ngón chân và tay sưng đỏ, da ngứa ngáy như bị kim châm, rìa vết ban đỏ ở giữa bầm tím, đau nhức, phồng rộp, có khi tê dại, bóp mạnh cũng không có cảm giác.
- Những người chân bị cước thường có chân tay lạnh như đá, hiện tượng cước nhẹ có thể xảy ra khi chúng ta ngồi phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp.
Gửi hình ảnh bệnh >>> Chẩn đoán online miễn phí
Tùy theo mức độ nghiêm trọng khi bị bệnh cước chân tay, có thể chia cước thành 2 cấp độ
- Cấp độ 1 Cước tính ban đỏ: Ở giai đoạn này lớp biểu bì bị tổn thương, da sưng đỏ, ngứa ngáy, đau nhức, rất khó chịu.
- Cấp độ 2 Cước tính mụn nước: lớp da bên trong bị tổn thương, xuất hiện mụn nước hay mụn máu kích cỡ khác nhau, người bệnh có cảm giác đờ đẫn chân tay, đau nhức nặng hơn.
- Cấp độ 3 Cước tính hoại tử: lúc này toàn bộ lớp da bị tổn thương, trầm trọng hơn có thể bị sâu dưới da, các bắp thịt, thậm chí hoại tử chân tay khi bị cước. Thông thường 3-7 ngày bị cước sẽ xuất hiện mụn nước, hoạt động chân tay bị hạn chế, vết ban biến thành màu tím sẫm, xung quang sưng đau, 7 ngày sau xuất hiện hoại tử khô, bệnh nhân mất hoàn toàn cảm giác. Khoảng 2-3 tuần sau, mô hoại tử tổn thương do cước và mô bình thường phân ly. Ở giai đoạn này nếu bạn bị cảm nhiễm độc tà có thể biến thành hoại tử ướt, toàn thân bị sốt, sợ lạnh. Nếu bị cước toàn thân, ban đầu bệnh nhân lạnh rùng mình, cảm giác đờ người, mất sức, ảo giác, buồn ngủ, nhiệt độ cơ thể giảm, đồng tử bị giãn, mạch đập yếu, thậm chí tim ngừng đập dẫn đến tử vong.
Để giảm sự khó chịu của bệnh cước bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau
- Cách 1: Thái nhỏ lá lốt đun sôi với nước sau đó bỏ thêm 1 chút muối. Dùng nước đó để ngâm chân, tay bị cước trong thời gian 30 phút. Đây là cách chữa bệnhbị cước chân rất hiệu quả. Bạn kiên trì thực hiện bệnh sẽ giảm và khỏi.
- Cách 2: Thoa một chút dung dịch rượu anh đào lên chỗ chân bị cước, tay bị cước. Rượu anh đào sẽ làm dịu cơn ngứa rát do cước gây nên
- Cách 3: Lấy gừng tươi, rửa sạch, thái lát mỏng chà lên khu vực bị cước. Mỗi ngày làm 1-2 lần, bạn thực hiện trong 1 tuần. Hoặc bạn có thể ngâm chân với nước gừng và muối cũng rất hiệu quả trong trị bệnh cước.
Bác sĩ phòng khám da liễu ở Hà Nội khuyên bạn cách chữa cước chân là không nên gãi để tránh lở loét gây nhiễm trùng da. Bạn chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu bị cước nặng không tự ý mua thuốc về chữa mà cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để khám và chữa trị
Mọi thắc mắc cần lời giải đáp, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ da liễu để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!