Mụn cơm ở lòng bàn chân là một dạng nhiễm trùng da do chủng virus HPV gây nên. Chúng thâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt trên da. Mụn cơm thường mọc ở lòng bàn chân, mặt, ở ngón tay. Ở nước ta có khoảng 10% thanh thiếu niên mắc mụn cơm.
Có thể bạn quan tâm:
Mụn cơm ở lòng bàn chân điều trị thế nào?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên mụn cơm ở lòng bàn chân như sử dụng phòng tắm công cộng, đi bơi ở hồ bơi công cộng khiến mụn cơm xuất hiện. Hay phổ biến là việc đi bộ quanh phòng thay đồ, phòng tập gym, yoga cũng làm tăng nguy cơ mọc mụn cơm ở lòng bàn chân. Bởi virus gây mụn cơm thường xuất hiện ở những môi trường ẩm ướt, chân bạn thường xuyên đi giầy kín, đổ mồ hôi.
Mụn cơm ở lòng bàn chân thường đau hơn so với những vị trí khác. Nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn với vết chai ở chân. Mụn cơm lòng bàn chân cũng rất dễ lây lan sang những khu vực khác, to dần lên và gây đau đớn.
[el5a1f5a50dc487]
Cách để nhận diện mụn cơm có thể thấy những chấm đen nhỏ ở trên lớp bề mặt. Đó là những kết thúc của mao mạch máu. Còn vất chai sạn thường không có mạch máu, trông rất giống với cây nên sáp màu bàng và không đau khi bị đè lên hoặc có vật khác tác động, khi đứng hoặc đi bộ. Mụn cơm lớn có thể ăn sâu vào trong da, khiến cho người bệnh có cảm giác như đang có một viên sỏi trong giầy của mình rất khó chịu.
Điều trị mụn cơm ở bàn chân
Trong một số trường hợp mụn cơm ở lòng bàn chân có thể tự biến mất nhưng rất hiếm. Bạn nên tìm cách điều trị chúng để tránh gây cản trở việc đi lại, gây đau đớn. Không nên dùng kim để tự lấy mụn cơm hoặc tự cắt mụn bằng dao, kéo kể cả đã khi vô trùng. Bởi làm như vậy sẽ khiến nhiễm trùng khu vực bị mụn, gây bội nhiễm khiến cho tình trạng mụn kéo dài hơn, lâu dần thành vết loét mãn tính ở lòng bàn chân. Khiến bạn mất thẩm mỹ, gây khó khăn trong sinh hoạt và đời sống.
Bạn có thể đi đốt mụn cơm hoặc áp dụng dùng chất hóa học đều điều trị. Khi đến với những địa chỉ phòng khám da liễu uy tín các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tự chăm sóc. Có thể dùng Salicylic acid (áp dụng hàng ngày) để trị mụn cơm, tẩy nốt ruồi, vệ sinh chân tốt, dùng một viên đá bọt để chà mụn cóc. Nhưng thực hiện cách này để điều trị mụn cóc ở lòng bàn chân mất khá nhiều thời gian.
Gửi hình ảnh bệnh >>> Chẩn đoán online miễn phí
Nếu mụn cóc kháng với điều trị, các bác sĩ da liễu sẽ đề ra thủ thuật để điều trị, có thể dùng nito lỏng để đóng băng các mụn cóc và hòa tan nó. Việc sử dụng phương pháp này cần cẩn thận chỉ bôi lên phần mụn cóc, không để lại sẹo và gây tổn thương các mô khác. Điều trị mụn cóc cần lặp đi lặp lại thường xuyên, liên tục và cần sự kiên trì.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian trị mụn cơm , ngâm chân với nước muối vào buổi tối khoảng 15-20 phút. Sau đó lấy cục đá bọt chà nhẹ để mụn cơm bớt dầy, giã củ hành tím tươi đắp lên và băng để đến sáng. Thực hiện trong một thời gian dài sẽ hết mụn cơm.
Bạn cũng có thể đến với phòng khám da liễu Đông Phương để trị mụn cơm ở lòng bàn chân bằng công nghệ laser CO2 fractional không đau, không để lại sẹo, trị bệnh triệt để. Cần thực hiện một số giải pháp để phòng bệnh:
- Đi dép trong phòng thay đồ, phòng tắm, nơi công cộng hoặc phòng tập thể dục. Chú ý sử dụng giày thoáng và thay đổi thường xuyên để giữ chân khô ráo.
- Không tùy tiện cậy mụn cóc, bởi vừa có thể gây nhiễm trùng lại dễ lây lan cho người khác.
- Chà rửa lòng bàn chân bằng xà phòng, để diệt khuẩn, không nên mang chung giầy dép với người khác.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn để được hỗ trợ tốt nhất.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
[el5a1f68440e4c9]