Tìm kiếm [x]

Nấm móng ở trẻ em và cách phòng tránh bệnh

Nấm móng ở trẻ em rất dễ mắc phải mặc dù tỉ lệ không nhiều. Khi con rơi vào số ít nấm móng ở trẻ em cha mẹ cũng cần biết cách xử lý tránh để lâu bệnh nặng, khiến bé đau đớn,  ảnh hưởng đến thẩm mỹ và móng của trẻ khi bé trưởng thành

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân gây nấm móng ở trẻ em

  • Trẻ nhỏ rất hiếu động và ham chơi nên thường dùng móng tay để nghịch bẩn ( đất, cát) hay cầm nắm đồ chơi, vật dụng lâu ngày bám nhiều bụi, không sạch sẽ. Trẻ chưa ý thức được rằng những đồ vật đó có thể gây bệnh cho mình và không biết cách vệ sinh tay, chân sạch sẽ sau khi chơi vì thế rất dễ bị vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh nấm móng tay.
  • Khi vi nấm bám lên móng tay bé chúng sẽ phá hủy lớp keratin, sinh trưởng và phát triển. Lúc này móng tay bé  có biểu hiện gồ ghề, dày và dễ mủn. Nếu cha mẹ không chú ý để bệnh nặng xung quanh móng tay trẻ còn có mủ. Các loại nấm gây bệnh nấm móng là Candida và nấm Dermatophytes

Gửi hình ảnh nấm móng của trẻ để được bác sĩ tư vấn miễn phí

Cha mẹ phải làm gì khi con bị nấm móng tay

Nếu phát hiện ra móng tay bé có dấu hiệu bất thường cha mẹ nên đưa bé đến trung tâm khám da liễu ở hà nội để được thăm khám và chữa trị. Tại đây các các sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm cần thiết để xác định xem bé có phải bị nấm móng hay không. Các bác sĩ sẽ cạo một lớp bột ở móng tay trẻ và đem đi soi tươi hoặc nuôi cấy để chẩn đoán loại vi nấm gây bệnh trên móng trẻ. Từ đó, đưa ra cách xủ lý bệnh nấm móng tay phù hợp nhất với bé.

nấm móng ở trẻ em

Bệnh nấm móng ở trẻ em

Một số loại thuốc trị nấm móng thường được các bác sĩ chỉ định như:

  •  Thuốc bôi tại chỗ: Thuốc bôi tại chỗ trị nấm móng thường là các loại sau:  kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Trosyd, Canesten, Exoderil, Naftin v.v…
  • Cách bôi: Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng tay trẻ cha mẹ có thể  bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày, ít nhất trong thời gian 3 tháng.
  • Thuốc uống: một số loại thường dùng như: Griséofulvine (thuốc chỉ có tác dụng  với nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil,… (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này cho trẻ cần phải có sự tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chữa nấm tay ở trẻ em cha mẹ cần áp dụng cách chăm sóc móng cho bé đúng phương pháp:

  • Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen rửa tay sau khi chơi đùa.
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Luôn giữ móng tay trẻ khô ráo, tránh bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển làm tình trạng bệnh của bé nặng hơn.

Cha mẹ cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên an toàn để hỗ trợ chữa nấm móng ở trẻ em như:  pha dung dịch nước muối ấm để ngâm móng chân tay cho trẻ giúp sát khuẩn. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá hiệu quả. Một cách khác là sử dụng tinh dầu trà và tinh dầu sả bôi  trực tiếp lên móng bị nấm của trẻ



Cách phòng bệnh nấm móng 

Một số biện pháp phòng tránh nấm móng cho trẻ:

  • Cha mẹ không nên để bé nghich bẩn
  • Cắt móc tay thường xuyên cho trẻ
  • Chú ý vệ sinh vật dụng các nhân và các loại đồ chơi của trẻ, tránh để những vật dụng đó là nơi trú ngụ của vi nấm gây bệnh cho bé
  • Tạo cho bé thói quen rửa chân tay sach sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh nấm móng và một số bệnh ngoài da khác.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng  trẻ có thể chống lại những tác nhân gây bệnh ngoài môi trường.

Để tránh tình trạng bệnh nấm móng ở trẻ em ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ cha mẹ nên phát hiện và điều trị bệnh cho trẻ càng sớm càng tốt. Khi cần được hỗ trợ y tế các bậc cha mẹ có thể liên hệ với chuyên gia của Phòng khám Đông Phương qua hotline 0972.666.497 hoặc qua khung CHAT để được giúp đỡ miễn phí, nhanh chóng!

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!





BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC