Tàn nhang ghé thăm gây nên tâm lí khó chịu với rất nhiều người. Mặc dù đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng vẫn có người nhận diện sai, xử trí không đúng cách nên mãi trong vòng luẩn quẩn cứ bị hết đám tàn nhang này đến đám tàn nhang khác.
Có thể bạn quan tâm:
Tàn nhang là gì ?
Tàn nhang là các đốm nâu hoặc đen, đỏ, hình tròn, phẳng kích thước cỡ đầu đinh. Da bị tàn nhang do sự hoạt động của các hắc sắc tố melanin gây ra. Đặc biệt, vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng sẽ sậm màu hơn, kích thước các đốm sẽ lớn hơn.
Có 2 dạng phổ biến là :
– Chấm tàn nhang: những đốm phẳng màu đỏ hay nâu nhạt thường đậm màu hơn vào mùa nắng và mờ hơn vào mùa đông.
– Nốt ruồi son: là đốm màu nâu sậm, nâu hoặc tối màu hơn chấm tàn nhang và không mất. Nó được xem như là nốt ruồi đơn thuần.
Nguyên nhân da bị tàn nhang
– Ánh nắng mặt trời
Những người thường xuyên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không có bất kì biện pháp bảo vệ nào sẽ dễ bị hơn. Điều này là do các tia nắng xâm nhập vào da kích thích các hắc tố bào hoạt động tạo ra nhiều melanin từ đó khiến tàn nhang nhiều và sẫm màu hơn.
– Di truyền
Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn nên những người sinh ra trong gia đình có cha mẹ bị bệnh thì nguy cơ mắc cũng cao hơn người bình thường.
– Sử dụng mỹ phẩm không đúng cách
Lạm dụng mỹ phẩm hoặc dùng mỹ phẩm chứa có chất tẩy trắng nhanh; không rõ nguồn gốc; chứa chất corticoid trong thời gian dài khiến da bị phá hủy, cấu trúc da mỏng đi nên khi đi nắng da tàn nhang là khó tránh khỏi.
– Da bị lão hóa
Tuổi càng lớn da càng dễ bị lão hóa, độ đàn hồi kém đi, nước và chất dầu không đủ… là điều kiện để bệnh hình thành.
– Rối loạn nội tiết tố
Khi cơ thể có những thay đổi về nội tiết tố sẽ gây ra những thay đổi bất thường về hormone nội tiết trong cơ thể, khiến Estrogen và elastin trong cơ thể hay đổi liên tục và hình thành tàn nhang.
– Một số nguyên nhân khác
+ Nước da quá trắng khiến cơ thể thường không sản xuất đủ melanin nên đốm tàn nhang hình thành.
+ Rối loạn các cơ quan chức năng trong cơ thể.
+ Khả năng bài tiết của gan thận kém không loại bỏ được tạp chất ra ngoài cơ thể.
+ Nặn trứng cá không đúng cách để lại vết thâm khi bị ánh nắng tác động một thời gian chuyển thành nám tàn nhang.
+ Nhóm tế bào trên da sản sinh ra nhiều melanin hơn so với nhóm tế bào khác xung quanh.
+ Thiếu ngủ, stress, căng thẳng, dinh dưỡng kém…
Đối tượng nào có nguy cơ bị tàn nhang cao nhất ?
– Người có làn da trắng, mỏng: cơ thể thường không sản xuất đủ melanin nên dễ bị.
– Phụ nữ giai đoạn sau 30 tuổi và tiền mãn kinh: lúc này da có sự lão hóa theo tuổi tác, thiếu hụt nội tiết tố estrogen nên yếu và mất cơ chế tự bảo vệ trước sự tấn công của các yếu tố bên ngoài môi trường.
– Phụ nữ mang thai và sau sinh: quá trình mang thai, sinh và nuôi con khiến lượng hooc môn trong cơ thể thay đổi liên tục không ổn định.
– Người có chế độ dinh dưỡng kém: da không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất trở nên yếu và xấu hơn từ đó dễ hình thành bệnh.
– Thường xuyên làm việc ngoài trời: chịu tác động của các tia UV, UVB làm tăng hắc tố melamin dưới da và hình thành bệnh.
Những biểu hiện cho thấy da bị tàn nhang
– Hình dáng: là các đốm, mảng bằng phẳng có ranh giới rõ ràng, kích thước nhỏ.
– Màu sắc: nâu cà phê, nâu đỏ, nâu vàng hoặc đỏ.
– Vị trí: mặt, cổ, mũi, cánh tay…
Phân biệt tàn nhang, nám da và đồi mồi
Có rất nhiều người cho rằng nám và tàn nhang là một nên hay nhầm lẫn với các bệnh khác. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến cách và kết quả chữa trị. Cần nhận diện đúng bệnh thì mới có được hướng điều trị phù hợp. Thực tế, tàn nhang rất dễ nhầm lẫn với đồi mồi, nám da bởi nó đều hình thành do sự sản sinh không đồng đều của melanin trên da nhưng biểu hiện của chúng hoàn toàn khác nhau:
– Đồi mồi
Là các đốm màu đỏ, nâu đỏ, nâu hoặc đen có thể tồn tại ở bất cứ nơi nào trên cơ thể khi có sự lão hóa. Các đốm đồi mồi chủ yếu phổ biến ở độ tuổi ngoài 55. Đồi mồi xuất hiện nhiều hơn ở người tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời. Khởi phát chúng thường có màu nâu nhạt rồi dần trở nên đậm màu hơn, kích thước cũng không đều nhau. Có loại đồi mồi nổi trên da như nốt ruồi nhưng có loại nằm bẹt trên da.
– Nám da
Vùng dễ bị nám nhất là ở mặt. Nám da tàn nhang hay bị gộp vào một bệnh nhưng thực chất nó là 2 bệnh khác nhau. Các đốm nám thường sẫm màu, mức độ đậm nhạt khác nhau, hơi thâm vàng hoặc hơi nâu, kích thước thường lớn hơn 2 tình trạng trên. Nám da gồm nám mảng và nám đốm.
Nám mảng chủ yếu trải rộng hai bên má hoặc trán, thậm chí nó còn che kín cả khuôn mặt. Nám đốm thường ở hai bên gò má thành từng nốt như đầu que diêm, khá đậm và sâu hơn nám mảng.
– Tàn nhang
Có màu nâu sáng hoặc nâu sẫm, đường kính từ 1 – 5 mm, bề mặt nhẵn, hình tròn to bằng đầu đinh ghim, xuất hiện riêng lẻ hoặc tạo thành đám không đều. Tàn nhang thường phân bố không đối xứng, có xu hướng nhạt màu hoặc nhỏ bớt khi thời tiết mát hoặc lạnh.
Qua những chia sẻ trên đây chúng tôi mong rằng sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về tàn nhang để tránh nhầm lẫn dẫn đến xử trí bệnh sai cách, vết tàn nhang ngày càng lan rộng. Đừng quá hoang mang với vị khách không mời này, hiểu đúng về bệnh bạn sẽ sớm tìm được cách loại bỏ nó.
Trong trường hợp cần được hỗ trợ y tế hãy liên hệ trực tuyến với chuyên gia của Phòng khám da liễu Đông Phương để được tư vấn miễn phí. Rất nhiều bệnh nhân bị tàn nhang đã trị liệu ở nơi khác không thành công sau khi đến đây đã vô cùng vui mừng vì tàn nhang được đẩy lùi nhờ phương pháp mà phòng khám đang áp dụng. Đến gặp bác sĩ, trực tiếp thăm khám, bác sĩ sẽ cho bạn biết được tình trạng bệnh của mình và hướng dẫn cụ thể phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp MIỄN PHÍ.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!