Tìm kiếm [x]

Zona thần kinh ở môi những mẹo hay giúp bạn giải quyết

Zona thần kinh ở môi là một dạng bệnh được gây ra bởi cùng một loại virus gây ra bệnh thủy đậu có khả năng lây lan cho người khác, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu, gây mất thẩm mỹ nên tác động nhiều về tâm lí.

Có thể bạn quan tâm:

Nhận biết các dấu hiệu zona thần kinh ở môi

Zona thần kinh ở môi còn gọi là bệnh herpes môi do virus herpes dẫn tới. Loại virus này chạy theo nhiều rễ thần kinh và bùng phát ở vùng da trên môi hoặc xung quanh môi dẫn tới rất nhiều cơn đau nhức. Bệnh có thể lây lan rộng sang người khác hoặc tái phát thường xuyên. Yếu tố tạo điều kiện để bệnh hình thành chủ yếu do cơ thể bị viêm lạnh kết hợp cùng sự căng thẳng, stress, thay đổi khí hậu, ra nắng nhiều, bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, nóng sốt thường xuyên, hệ miễn dịch bị sụt giảm, cơ thể suy yếu…

Triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh zona thần kinh ở mép giai đoạn khởi phát thường là ớn lạnh, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau bụng, dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với triệu chứng cảm cúm thông thường. Rất nhanh sau đó, cảm giác tê, ngứa hoặc đau sẽ xuất hiện ở 1 bên môi và cảm giác này sẽ gia tăng liên tục. Sau vài ngày, trên da xuất hiện các ban đỏ với mụn nước liti ở môi tạo thành từng cụm nhỏ chứa đầy chất lỏng bên trong. Vài ngày sau chất lỏng sẽ chuyển sang màu vàng, xẹp xuống, khô và đóng vảy. Đến giai đoạn này có thể xem như bệnh đã khỏi, trường hợp bị nhiễm trùng hoặc có di chứng những tổn thương có thể vẫn sưng đỏ và đau rát.

[el5a1f5d611b6ca]

Làm cách nào để xử trí với bệnh zona thần kinh ở môi ?

Bị zonaở môi tuy không nguy hại tới tính mạng nhưng nếu không có phương pháp chữa bệnh đúng và dứt điểm thì sẽ có nguy cơ làm méo miệng, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, tạo tâm lí ngại giao tiếp với những người xung quanh.

Điều trị zona thần kinh ở môi bằng tây y

Chữa trị zona thần kinh ở môi hiện nay chủ yếu sử dụng các loại thuốc bôi và thuốc uống kháng sinh nhằm tiêu diệt virus gây bệnh. Các loại thuốc này chủ yếu bao gồm:

  • Thuốc kháng virus:

Có tác dụng chính nhằm rút ngắn thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh. Thuốc thường được dùng ở dạng uống, chỉ trường hợp nặng mới dùng ở dạng tiêm.

  •  Thuốc bôi:

Gồm nhiều loại: thuốc kháng virus, thuốc chống bội nhiễm… nhưng chỉ nên dùng khi có chỉ định, tư vấn từ bác sỹ chuyên khoa.

  • Thuốc giảm đau:

Các loại thuốc giảm đau thông thường không cần kê đơn thường đáp ứng tốt với người mắc bệnh zona. Trường hợp cần sử dụng tới loại thuốc giảm đau khác, người bệnh nhân cần xin tư vấn của bác sĩ da liễu để tránh tình trạng lạm dụng thuốc gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Gửi hình ảnh bệnh >>> Chẩn đoán online miễn phí, tránh điều trị nhầm

Điều trị zona thần kinh ở môi bằng phương pháp dân gian

  •  Nguyên lí đá viên

Đây là một cách chữa bị zona ở môi có hiệu quả khá tốt, bạn chỉ cần lấy một viên đá lạnh rồi áp nó lên vùng da bị zona cho đến khi cảm thấy tê buốt không chịu được thì dừng. Làm liên tục cách này mỗi ngày 6 lần sẽ cảm thấy bớt ngứa ngáy, đau nhức, giảm sưng phồng ở vùng bị tổn thương. Tuy nhiên, cách chữa zona thần kinh ở mép này chỉ phù hợp với trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu, cần tránh đắp đá lên khi mụn nước đã vỡ vì điều này có thể làm vi khuẩn lan rộng hơn.

Chữa zona thần kinh ở môi bằng nguyên lí viên đá

Áp dụng nguyên lí viên đá trong chữa zona thần kinh ở môi

  •  Túi trà nóng

Đây là cách dùng sức nóng của túi trà để tiêu diệt vi khuẩn và làm xẹp mụn nước. Thêm vào đó, chất oxi hóa trong trà có khả năng kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn rất tốt. Vì thế, sau khi pha trà xong, bạn hãy lấy túi trà còn nóng ấm chườm lên vùng da bị zona. Cách 1 tiếng thực hiện 1 lần, duy trì đều đặt 5 lần/ngày, bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

  •  Sữa tươi hoặc sữa chua

Cũng giống như phương pháp sử dụng nhiệt lạnh của nguyên lí đá viên, ở phương nhưng thay bằng đá viên, hãy lấy sữa chua hoặc sữa tươi đã để trong ngăn mát sau đó dùng miếng bông gòn thấm vào sữa và bôi lên vùng da bị zona. Trong sữa chua hoặc sữa tươi có các kháng thể globulin giúp chống lại virus gây bệnh, tăng cường sức đề kháng và giảm khả năng tái phát bệnh.

Chủ động phòng tránh zona ở môi như thế nào ?

Bạn có thể thực hiện một số cách để chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng cách:

  •  Tránh hôn và tiếp xúc với người bị zona thần kinh ở môi bởi vì các virus có thể lây lan dễ dàng khi tiếp xúc với những tiết ẩm từ mụn nước.
  •  Không dùng chung vật dụng sinh hoạt cá nhân như khăn tắm, dầu dưỡng môi… với người bị zona.
  •  Luôn giữ tay sạch sẽ và khi có Herpes cần rửa tay trước khi chạm vào người khác.
  •  Tránh chạm vào các bộ phận khác của cơ thể, nhất là mắt và vùng sinh dục vì đây là những vị trí rất dễ nhiễm bệnh.
  •  Áp dụng biện pháp chống nắng ở môi trước khi phơi nhiễm kéo dài với mặt trời để giúp ngăn chặn vết loét lạnh.

Do khả năng lây nhiễm của bệnh zona thần kinh ở môi rất nhanh chóng, vì thế, chuyên gia của phòng khám da liễu Đông Phương khuyên bạn nên sớm điều trị triệt để căn bệnh này để tránh tình trạng bệnh biến chứng hoặc lây nhiễm cho những người xung quanh.

Khi cần được hỗ trợ, các bạn liên hệ ngay hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ của phòng khám về cách xử trí an toàn, hiệu quả.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!

[el5a1f67846f40f]



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC