Tìm kiếm [x]

Thuốc chữa zona thần kinh và vai trò của chúng trong điều trị

Có rất nhiều loại thuốc chữa zona thần kinh được sử dụng hiện nay trên thị trường. Chính sự đa dạng trong chủng loại và mẫu mã khiến cho nhiều người bệnh cảm thấy phân vân không biết bị zona bôi thuốc gì tốt hơn, hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu về các loại thuốc trị zona thần kinh cũng như công dụng của chúng qua bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh zona thần kinh là gì?

Zona là một căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, càng lớn tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Nguyên nhân gây bệnh đến từ loại virut gây bệnh thuỷ đậu có tên gọi là Varicella. Phần lớn những người bị zona thần kinh đều đã từng mắc bệnh thủy đậu trước đó.



Sau khi bạn đã khỏi bệnh thuỷ đậu virus Varicella không hề bị tiêu diệt hoàn toàn mốt số trong chúng vẫn còn tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không hề gây bệnh. Những virut này cư trú trong các hạch thần kinh trong vòng nhiều tháng, nhiều năm. Đến khi gặp được điều kiện thuận lợi như là : các sang chấn tinh thần, suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể… chúng sẽ trở lại trạng thái hoạt động, nhân số lượng lên, phát triển lan những đầu dây thần kinh cảm giác sau đó gây ra căn bệnh zona thần kinh . Chính vì lí do này mà zona thần kinh tuy là một bệnh lí ngoài da nhưng lại xuất hiện thương tổn gốc ở các dây thần kinh.

Dùng thuốc chữa zona thần kinh thế nào hiệu quả

Sử dụng thuốc chữa zona thần kinh thế nào hiệu quả

Việc chữa trị bệnh zona hoàn toàn không giống với điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn. Nếu như người bệnh điều trị muộn hoặc là điều trị sớm nhưng lại không đúng loại thuốc chữa zona thần kinh hoặc đã đúng thuốc nhưng lại không đủ liều lượng thì cũng coi như vẫn chưa được chữa trị. Việc điều trị tốt nhất là được tiến hành trong vòng 48 giờ kể từ lúc có thương tổn trên da tuy nhiên rất ít bệnh nhân làm được điều này. Nếu như xử trí được trong khoảng 1 tuần đầu thì kết quả cũng tương đối tốt. Nếu để bệnh nặng mới điều trị thì sẽ càng để lại nhiều di chứng.

Nhóm thuốc chữa zona thần kinh kháng virus

Được sử dụng trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian bài xuất của virut, làm ngưng lại nhanh sự hình thành phát triển nhưng vùng thương tổn mới, giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo, giảm độ nặng trong các cơn đau cấp. Một số loại thuốc thường được lựa chọn là: valacyclovir, acyclovir, famcilovir. Chúng chỉ có một số điểm nhỏ khác nhau : valacyclovir chính là tiền chất của acyclovir, sản xuất ra acyclovir cao gấp hơn 5 lần so với acyclovir.

>>> Sử dụng thuốc điều trị như thế nào để an toàn, hiệu quả?

Việc uống valacyclovir 1000 mg 1 lần cách nhau 8 tiếng sẽ có tác dụng bằng acyclovir uống 4 giờ một lần, mỗi lần 800mg. Valacyclovir cùng với famciclovir có cân bằng dược động học rất tốt, liệu pháp dử dụng đơn giản hơn chính vì vậy thường được ưa dùng hơn.

Lưu ý rằng: cần phải dùng sớm nhất trong khoảng 24-48 giờ khi bắt đấu xuất hiện triệu chứng, với liều lượng cao. Tuyệt đối không áp dụng dạng thuốc bôi ngoài da vì sẽ không hề có hiệu quả. Thuốc chưa gây ra một tác dụng phụ nguy hiểm nào. Tuy nhiên đối với những người bị suy thận, cần phải giảm bớt liều lượng. Hiện nay vẫn chưa có thông tin đầy đủ nào vì vậy không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Acyclovir - thuốc chữa zona thần kinh hiệu quả

Acyclovir – thuốc chữa zona thần kinh

Nhóm thuốc chữa zona thần kinh giảm đau

Kinh nghiệm của các bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương ở Hà Nội: tình trạng đau thần kinh sau khi bị zona thường diễn ra 30-60 ngày kể từ thời điểm nổi phát ban hoặc là sau khi bắt đầu liền sẹo. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau vô cùng khó chịu: rát bỏng như bị dao đâm,nhức nhối, như bị điện giật. Đau có thể xảy ra trong thời gian dài thậm chí nhiều tháng, nhiều năm, đi kèm theo đó là một số rối loạn cảm giác khác nhau, điển hình nhất là loạn cảm giác đau khi tiếp xúc với vùng da tổn thương (áo quần khi chạm vào vùng da bị zona, dù là chỉ chạm nhẹ thôi cũng có thể dẫn đến cảm giác đau nhói dữ dội).

Bên cạnh đó người bệnh có khả năng bị dị cảm (xuất hiện cảm giác như là bị kim châm một cách tự phát), loạn cảm (cảm giác không bình thường đối với những kích thích lên trên da), có thể đi theo triệu chứng của trầm cảm. Các nhóm thuốc chữa zona thần kinh giảm đau có thể sử dụng riêng hoặc phối kết hợp gồm:



Lidocain: sử dụng dưới dạng thuốc dán 5%. Thuốc cũng có khả năng gây ra kích ứng tại chỗ nhưng ít khi gây độc hại đến toàn cơ thể. Chú ý chỉ được dán lên trên vùng da còn nguyên vẹn chưa tổn thương.

Kem capsaicin: có thành phần hoạt chất được chiết xuất từ quả ớt. Đây  là một dạng thuốc bôi zona thần kinh có nồng độ 0,025-0,075%. Đầu tiên bôi loại kem có nồng độ thấp sau đó tăng nồng độ của kem lên. Chỉ được bôi ở khu vực da chưa bị tổn thương. Thuốc có thể gây ra rát bỏng chính vì vậy nhiều người đã phải ngừng dùng vì không thể chịu nổi.

Amitriptylin và nortriptylin là các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Bắt đầu bằng việc sử dụng liều lượng thấp sau đó tăng lên liều cao, chia ra thành 3 lần uống một ngày. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: bí tiểu, gây lú lẫn, hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim, khô miệng vì vậy tốt nhất nên hạn chế sử dụng đối với người lớn tuổi.

Oxycodon: đây là thuốc giảm đau thuộc họ thuốc phiện có một số tác dụng phụ: gây nghiện, táo bón nên cần hạn chế sử dụng, liều dung từ 5 đến 20 mg/ngày.

Tuyệt đối áp dụng một số phương pháp truyền miệng như đắp gạo nếp, đỗ xanh hoặc là những lá thuốc nam lên trên vùng tổn thương da. Việc làm này không thể nào chữa được bệnh mà còn có nguy cơ  tăng khả năng nhiễm trùng cho da, kích ứng da, gây loét… Khi tổn thương da ướt, dịch tiết ra nhiều thì có thể bôi ngoài da các chế phẩm dạng nước như jarish, dalibour. Khi bị thương tổn da khô hơn thì có thể bôi thêm thuốc trị zona acyclovir. Trường hợp có nhiễm trùng bồi phụ thì bôi tăng cường một số  loại mỡ kháng sinh như bactroban, foban sau đó đến ngay phòng khám da liễu uy tín tại Hà Nội để điều trị.

Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ tư vấn thông qua khung CHAT xuất hiện trên website hoặc qua hotline 0972.666.497 để được hỗ trợ tốt nhất.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC