Tìm kiếm [x]

Thực chất nổi mề đay có được tắm không

Từ trước đến nay phần lớn mọi người cho rằng nếu đã bị mề đay nên kiêng gió, kiêng nước. Cũng chính vì thế nên rất nhiều người đã không tắm, dù rất nóng cũng không ngồi quạt… trong suốt thời gian bị nổi mề đay. Liệu quan niệm này có đúng không, thực chất nổi mề đay có được tắm không, chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời chính xác.

Nổi mề đay có được tắm không? Có kiêng gió không?

Bị nổi mề đay có được tắm không

Hiện tượng nổi mề đay là sự xuất hiện của nhiều đốm sần màu đỏ trên bề mặt da, các mụn nhỏ li ti màu hồng hoặc xanh trắng cùng sẩn mụn nước hoặc xuất huyết gây ngứa ngáy khiến bệnh nhân phải gãi liên tục. Người bị nổi mề đay có thể bị sốt cao, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, nôn mửa, khó thở, nhức đầu, suy hô hấp… đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Noi Me Day Co Duoc Tam Khong

Bị nổi mề đay có được tắm không?

Tác nhân chính gây ra bệnh lý này là di truyền, dị ứng thời tiết, thức ăn, virus, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể, tâm lý hoặc cơ thể nhạy cảm dị ứng với các dị nguyên… Mặc dù ít trường hợp nổi mề đay gặp nguy hiểm nhưng cũng cần hết sức cảnh giác, kiêng cữ đúng và chữa khỏi để tránh tạo điều kiện cho bệnh bùng phát dữ dội hoặc tái phát mãn tính khó chữa trị.

Tuy mề đay không phải là bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chúng ta không có phương pháp điều trị đúng đắn, kiêng cữ đúng cách bệnh sẽ dễ tái phát, lâu ngày sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và tốn nhiều thời gian, chi phí để điều trị. Vậy, nổi mề đay có kiêng nước không?

Quan niệm dân gian từ trước đến nay rất nhiều người cho rằng mề đay thuộc tính phong hàn, là một dạng bị dị ứng nên cần kiêng gió kiêng nước. Cũng xuất phát từ quan niệm này mà bệnh nhân bị mề đay, nhất là những người bị nổi mề đay sau khi tắm thường cố gắng bằng mọi cách để tránh ra gió, tránh ngồi quạt, tránh tắm. Vậy bị nổi mề đay có được tắm không?

Thực chất thì đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm bởi nguyên nhân gây bệnh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau chứ không phải chỉ do thương hàn. Thêm vào đó, khi bị mề đay tức là da đang bị tổn thương và rất dễ bị nhiễm khuẩn, nổi mề lại chủ yếu vào mùa hè, cơ thể dễ ra mồ hôi và tích tụ nhiều tế bào chết trên da. Vì thế, nếu không tắm rửa sạch sẽ làm tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn kết hợp với những vi khuẩn có trên da sẽ khiến cho bệnh mề đay bị nhiễm trùng, bệnh không thuyên giảm mà ngược lại còn nặng hơn.

Về cơ bản nổi mề đay có được tắm không thì hoạt động tắm rửa hàng ngày vẫn nên diễn ra bình thường, cũng không cần thiết phải kiêng gió. Việc kiêng gió, kiêng nước chỉ nên áp dụng với những trường hợp nổi mề đay do dị ứng thời tiết mà thôi. Do đó, mề đay do dị ứng thời tiết lạnh thì có thể tắm lạnh để giảm ngứa, giảm nóng rát, giảm sưng phù. Những trường hợp khác không nên kiêng cữ quá kỹ lưỡng, không đúng cách để tránh làm tăng nhiễm khuẩn ngoài da làm bệnh nặng hơn, dễ phát sinh bệnh viêm nhiễm ngoài da.

Lưu ý về việc tắm khi bị nổi mề đay

Noi Me Day Co Duoc Tam Khong

Giải đáp câu hỏi: Nổi mề đay có được tắm không?

Mặc dù việc kiêng tắm khi bị nổi mề đay là không nên nhưng khi bị nổi mề đay, da đang rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương nên khi tắm người bệnh cũng nên lưu ý:

– Tùy thuộc vào thời tiết, tình trạng bệnh, độ tuổi và cơ địa của mỗi người mà pha nước tắm với nhiệt độ sao cho phù hợp. Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh mà chỉ nên dùng nước ấm.

– Tránh dùng sữa tắm hay xà bông tắm có nhiều thành phần hóa học.

– Tránh đi ra ngoài quá nhiều trong thời gian này và nếu phải ra gió cần có các biện pháp che chắn, bảo vệ da tránh sự tiếp xúc trực tiếp từ gió để tránh tình trạng thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến các vết sần dị ứng mề đay nổi nhiều hơn.

– Không tắm quá lâu để tránh làm da mất độ ẩm, mỗi ngày chỉ nên tắm 1 lần trong khoảng 10 – 15 phút.

– Không chà xát mạnh lên vùng da bị mề đay để tránh làm tổn thương nhiễm trùng, để lại sẹo trên da; chỉ nên chà một cách nhẹ nhàng thôi.

Bệnh nổi mề đay tắm lá gì?

Ngoài cách dùng nước ấm để tắm người bị nổi mề đay tắm lá gì nếu muốn sử dụng có thể dụng nước cây tầm bốp, lá khế, cây sài đất… bởi những lá này rất an toàn và hỗ trợ giảm các triệu chứng do nổi mề đay khá hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo cách dùng nước lá sài đất để tắm khi bị nổi mề đay sau: Lấy 30g sài đất và 10g ké đầu ngựa, 15g kim ngân hoa đem rửa sạch sau đó đun sôi với 3 lít nước, để nguội và dùng pha nước tắm. Cây sài đất có khả năng chống viêm, giảm sưng và ngứa ngáy rất tốt nên mỗi ngày tắm như vậy một lần sẽ giúp cải thiện nhanh cảm giác khó chịu do mề đay gây ra.

Nói tóm lại, nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người không giống nhau nên muốn biết nổi mề đay có được tắm không, có cần kiêng gió không người bệnh nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu uy tín để có được câu trả lời chính xác nhất. Sau khi tìm hiểu được chính xác nguyên nhân gây bệnh bác sĩ cũng sẽ giúp bạn biết được nên uống thuốc gì hay điều trị như thế nào để chấm dứt bệnh lí này.

Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc có thể gọi tới hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Phòng khám Đông Phương giải đáp tận tình. Đây cũng là địa chỉ chuyên khoa da liễu uy tín bậc nhất tại Hà Nội về điều trị bệnh lý ngoài da bằng sự kết hợp đông tây y nên các bác sĩ sẽ giúp bạn có được bài thuốc tắm tốt nhất để đạt hiệu quả chữa mề đay tối ưu.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC