Tìm kiếm [x]

Nổi mề đay sau sinh chị em cần biết

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ. Bệnh với nhiều biểu hiện như ngứa dữ dội, da mẩn đỏ, sốt nhẹ tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống cho chị em khi chăm con.

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay sau sinh

Có nhiều nguyên nhân nổi mề đay sau sinh, chủ yếu xuất phát từ trong cơ thể, có chị em bị ngứa từ khi mang thai do thay đổi hormone, tăng men gan, ăn uống không đủ chất, dị ứng với thức ăn hoặc ăn không tiêu khiến gan thiếu máu, phát ra độc tố gây ngứa.

nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay sau sinh hiện tượng phổ biến ở chị em

  • Sau khi sinh, cơ thể chị em thường yếu đi, dễ bị nhiễm gió độc, mà gan không lọc hết được độc khí đó, gây ra ngứa trong người
  • Do nhiễm kí sinh trùng đường ruột: Giun, sán cũng là nguyên nhân khiến chị em bị nổi mề đay
  • Ngoài ra, tình trạng này còn có thể do dị ứng da, điều kiện môi trường thay đổi, do sản phụ tiếp xúc phải những yếu tố gây viêm ngứa…
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc như: Aspirine, Penicilline, Sulfamides; các loại thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc tránh thai, thuốc trị đau nhức xương khớp…



Dấu hiệu nhận biết bệnh nổi mề đay sau sinh

  • Biểu hiện cơ bản của bệnh nổi mề đay sau khi sinh là xuất hiện các nốt sẩn phù nổi cao hơn bề mặt da. Lúc đầu chỉ có một vài nốt, sau đó ngày càng xuất hiện nhiều. Các nốt sẩn này có kích thước từ 0,5-2cm, mọc thành mảng rất lớn khu trú trên da.
  • Những nốt sần phù lúc đầu có màu đỏ, có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, càng gãi nhiều thì càng ngứa và lan rộng sang vùng da xung quanh, sau có thể nhạt dần rồi lặn mất trong vòng 2-24h rồi da trở lại trở lại bình thường, không để lại dấu tích.
  • Các mảng mề đay thường xuất hiện khi nhiệt độ tăng cao đột ngột trên 35 độ hoặc khi nhiệt độ giảm xuống dưới 15 độ.
  • Với trường hợp, những nốt sần phù không tự lặn mà chuyển sang thể nặng hơn thì có thể gây ra biến chứng khó thở, suy hô hấp, phù thanh quản, nguy hiểm đến tính mạng của chị em.
nổi mề đay sau sinh

Trà hoa cúc trị nổi mề đay sau sinh

Điều trị nổi mề đay bằng phương pháp nào?

 Chị em cần chú ý đến các phương pháp điều trị để tránh bị ảnh hưởng đến lượng sữa cho con bú. Có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Dùng bã mướp đắng xay trị nổi mề đay: Mướp đắng có tính thanh nhiệt, sát khuẩn, có tác dụng cao trong việc điều trị mề đay. Chị em chỉ cần chuẩn bị khoảng 1kg mướp đắng xay, sau đó dùng bã đắp vào vùng da bị bệnh trong vòng 1 giờ. Đắp cho tới khi nào các nốt sần ngứa lặn hẳn đi.
  • Chữa nổi mề đay sau khi sinh bằng trà hoa cúc: Trà hoa cúc vừa có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, tẩy độc gan, khi đắp lên da lại thêm công dụng trắng da và không ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Ngoài ra, trà hoa cúc còn có công dụng chống táo bón cho cả mẹ và bé. Vì vậy, chị em nên uống trà hoa cúc để điều trị bệnh mề đay nhanh chóng.
  • Ngoài 2 phương pháp trên, chị em có thể uống thêm nước cam thảo, mã đề để giải nhiệt. không nên dùng các loại đồ ăn có tính chua, cay nóng, các chất kích thích và nước uống có cồn.



Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp cụ thể.

Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương

Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!



BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC