“Nấm da có lây không thưa bác sĩ? Bạn cùng phòng với em đang bị căn bệnh này, đang điều trị nhưng chưa khỏi. Cháu rất lo lắng ạ” (Thanh Phương – Hưng Yên).
Nấm da có lây không ?
Chào bạn Thanh Phương, cảm ơn bạn đã gửi tâm sự đến cho phòng khám Da Liễu Đông Phương!
Nấm da là một trong những bệnh lí ngoài da dễ gặp do 3 chủng nấm gây ra: Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton. Chúng ký sinh ở thú, đất và người. Chúng tấn công vào phần phụ của da thông qua các tổn thương trên da hoặc các vết trầy xước nhỏ. Dần dần chúng phát triển trên diện rộng, chủ yếu có ở lông móng, tóc, da. Có thể chia nấm da thành nhiều loại khác nhau: nấm da chân, nấm da đùi, nấm da thân, nấm da đầu.
Căn bệnh này gây nên triệu chứng chính là ngứa khiến người bệnh gãi, chà xát, mầm bệnh có cơ hội lây lan, bội nhiễm da… từ đó khó khăn trong điều trị, dễ tái phát. Sự kéo dài và tình trạng nhiễm trùng của nấm da gây nên bệnh viêm da, chàm hóa… ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh.
Trở lại câu hỏi nấm da có lây không của bạn Thanh Phương chúng tôi xin chia sẻ như sau: nấm da có thể lây lan rất nhanh sang nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể hoặc lây sang người khác. Các con đường lây nhiễm nấm da gồm:
– Tiếp xúc: trực tiếp tiếp xúc với bào tủ nấm ở trong môi trường; động vật nuôi bị nấm da; từ người này sang người khác thông qua việc dùng chung vật dụng sinh hoạt như: khăn tắm, quần áo, ngủ chung giường…
– Tự lây nhiễm: người bị nấm da gãi ngứa làm da tổn thương tạo cơ hội cho vi nấm lan truyền sang các vùng da khác và nhanh chóng phát triển ra diện rộng trên cơ thể.
Điều trị và phòng ngừa nấm da như thế nào ?
Chính vì khả năng lây lan của bệnh nấm da nên chúng tôi khuyên bạn đừng vì lo lắng nấm da có lây không mà hoang mang quá. Bạn hãy giúp bạn của mình điều trị triệt để căn bệnh này, không được gãi lên nấm để tránh làm tổn thương da gây nhiễm trùng.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể chủ động phòng ngừa lây bệnh bằng cách:
– Không dùng chung vật dụng sinh hoạt với người bệnh; nên dùng riêng đồ dùng cá nhân.
– Không tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nấm.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
Nếu chẳng may bị nấm da bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu uy tín để thăm khám và thực hiện những kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra này và các triệu chứng lâm sàng để giúp bạn có được phác đồ điều trị tốt nhất.
Hiện nay bệnh nấm da điều trị chủ yếu bằng sự kết hợp giữa thuốc bôi với thuốc uống. Nhưng sử dụng thuốc như thế nào, liều lượng và thời gian ra sao cần tuân thủ đúng liều trình và theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị bạn tuyệt đối không được tự ý dừng hay đổi loại thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Khi điều trị nấm da nếu xảy ra triệu chứng bất thường nào hoặc thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên trao đổi cùng bác sĩ điều trị để tìm hướng khắc phục, kịp thời ngăn chặn căn bệnh này.
Như vậy nấm da có lây không xin khẳng định lại lần nữa là bệnh có khả năng lây lan. Vì thế người bệnh cần được điều trị dứt điểm và nên điều trị kết hợp cả với người sống cùng để tránh tình trạng bệnh lây lan cho nhiều người, ngày càng trở nên phức tạp. Mong rằng những chia sẻ này giúp bạn Thanh Phương biết cách xử trí để phòng ngừa bệnh.
Mọi thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ hotline 0972.666.497 hoặc CHAT cùng bác sĩ tư vấn da liễu để được giải đáp miễn phí.
Facebook: Phòng khám Da Liễu Đông Phương
Chúc các bạn sức khỏe dồi dào!